Vàng da: Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa trong máu, gây ra sắc tố vàng trên da. Vàng da sơ sinh thường sẽ tự khỏi, khoảng 2-3 tuần sau khi trẻ sinh ra. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn 3 tuần, đó có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn và cha mẹ nên đưa con đi khám. Ảnh: Sonasomehealth. |
Đầy bụng: Theo Firstcry Parenting, một trong những nguyên nhân phổ biến gây chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh là nuốt phải không khí dư thừa. Cha mẹ nên quan sát bụng của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có bụng lồi, mềm. Nếu sờ vào bụng của trẻ có cảm giác cứng và phồng lên, đó có thể là do đầy hơi hoặc táo bón. Khi cơ thể trẻ bắt đầu thích nghi với việc bú, tình trạng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu đầy bụng kéo dài và bụng căng tức nhiều, điều đó có thể là vấn đề nghiêm trọng ở các cơ quan nội tạng. Ảnh: Parents. |
Tiêu chảy: Đây là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể là nhiễm trùng, không dung nạp thức ăn hoặc uống nước trái cây quá nhiều. Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần cho con ở nhà và uống nhiều nước. Trẻ cần được kiêng sữa, thực phẩm giàu chất xơ và nhiều dầu mỡ. Nếu tình trạng của bé không thuyên giảm trong vòng 24 giờ, trẻ dưới 6 tháng tuổi, sốt trên 40 độ C, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài có máu, phân màu đen, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện. Ảnh: Verywellfamily. |
Sốt: Ở trẻ sơ sinh, sốt nhẹ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu bé dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt trên 38-39 độ C, bé 3-6 tháng tuổi có thân nhiệt 40 độ C, đặc biệt kèm theo triệu chứng đau tai, ho, mệt mỏi, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ảnh: Healthline. |
Táo bón: Theo Webmd, thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày, nhưng cũng có một số trẻ phải vài ngày mới đi một lần. Trẻ bị táo bón khi bắt đầu đi đại tiện với tần suất thấp hơn bình thường và cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, phân của trẻ có biểu hiện cứng hoặc khô cũng là một trong các triệu chứng của bệnh táo bón. Nếu trẻ bị táo bón kèm theo đau bụng hoặc nôn mửa, gia đình nên gọi cho bác sĩ để thăm khám. Ảnh: Univision. |
Phát ban: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên dễ bị phát ban. Ban thường nổi trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện trên mặt, tay và chân. Các nốt ban thường biến mất sau thời gian ngắn nên cha mẹ không cần lo lắng. Cha mẹ chỉ cần tránh sử dụng xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh để tắm cho bé, và nhớ luôn giữ ẩm cho da bé. Ảnh: Desired. |
Ho: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch còn non yếu, rất dễ bị virus xâm nhập, gây ra ho, cảm lạnh. Ho và sốt nhẹ thường là bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, trẻ sốt cao và ho lâu ngày có thể bị viêm phổi. Thở khò khè có thể là hen suyễn hay nhiễm trùng. Trong khi đó, ho liên tục về đêm có thể là biểu hiện của bệnh ho gà hoặc liên quan đường hô hấp. Ảnh: Babycentre. |
Nôn trớ: Đôi khi trẻ bị nôn hoặc khạc ra sữa mà trẻ bú - đó là hiện tượng thường xảy ra. Đây là lý do các mẹ thường cho trẻ ợ hơi để ngăn nôn trớ. Tuy nhiên, sau khi được cho bú, nếu trẻ ọc sữa, nôn liên tục hay chất nôn có màu xanh lục, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai... Trẻ sơ sinh dễ bị mất nước rất nhanh, có thể cần đến sự trợ giúp và điều trị y tế. Ảnh: Firstcryparenting. |
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.