Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách ban sởi lây lan trên cơ thể

Vào những tháng đầu năm, thời tiết nắng, độ ẩm cao thuận lợi cho virus sởi phát tán khiến trẻ mắc bệnh nhiều, dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ phát ban khi mắc virus sởi. Ảnh: Shutterstock.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, thường xuất hiện vào mùa đông - xuân. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mùi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện...

Trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng như sốt, chảy nước mắt, ho khan, khàn tiếng, có từng đốm đỏ nhân trắng (hạt Koplik) trong miệng. Ngoài ra, trẻ còn viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt khi mắc sởi.

Ban sởi sẽ mọc vào ngày thứ 4-6 khi trẻ mắc bệnh. Ở ngày đầu tiên sau khi phát ban, trẻ bị mọc nốt đỏ từ đầu, mặt, cổ. Đến ngày thứ 2 khi phát ban, nó xuất hiện ở ngực, lưng và cánh tay của trẻ. Đến ngày thứ 3 ban sẽ mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.

ThS Đỗ Thị Thuý Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cho hay tất cả trẻ mắc sởi nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ đánh giá mức độ bệnh và bổ sung Vitamin A theo độ tuổi.

Nếu trẻ đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, phụ huynh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh thân thể trẻ hàng ngày.

Những trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú bình thường, kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý. Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ và chia thành nhiều bữa.

Người chăm sóc trẻ bị sởi cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió, tránh để lạnh, không tắm lâu, không chà xát mạnh.

Khi trẻ bị sởi có những biểu hiện như sốt cao liên tục từ 39-40 độ C, khó thở hoặc thở nhanh, quấy khóc, vật vã, rồi loạn ý thức, phát ban toàn thân mà vẫn sốt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Để phòng bệnh, ThS Thuý Hậu khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng vaccine sới đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, ba mẹ cần vệ sinh mắt, mũi, miệng và tắm hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả ép.

Nên chế biến khẩu phần của trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu protein và vitamin A.

Nếu phát hiện trẻ nghi ngờ mắc sở, phải cho cách ly và đưa đến cơ sở y tế, trong thời điểm bùng phát dịch cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Quốc gia duy nhất không có bệnh truyền nhiễm do muỗi

Nhờ điều kiện khí hậu đặc biệt, Iceland là số ít những vùng đất trên thế giới tuyên bố không có muỗi.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm