Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chọn giày an toàn cho bé tập đi

Đôi giày không phù hợp có thể làm xương bàn chân phát triển lệch lạc. Đặc biệt, các bé dưới 5 tuổi có thể ảnh hưởng đến đi lại và thăng bằng trong vận động.

Thai nhi lớn lên trong bụng mẹ thế nào? Em bé sẽ phát triển dần theo từng tuần, từng tháng, cuối cùng ở tuần 40, thai nhi có kích thước bằng quả dưa hấu.

Bàn chân chúng ta có 26 xương để nâng đỡ toàn bộ cơ thể theo từng giai đoạn. Khi bé 2 tuổi, cấu trúc này mới rõ ràng và xương vẫn tiếp tục phát triển cho đủ cứng chắc đến 18 tuổi. Trước 2 tuổi, xương bàn chân bé chủ yếu là cấu trúc sụn. Vì vậy bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn này trẻ có đôi giày không phù hợp đều có thể làm xương bàn chân phát triển sai lệch. Đặc biệt, các bé dưới 5 tuổi có thể ảnh hưởng đến đi lại và thăng bằng trong vận động.

Theo kết quả nghiên cứu nhóm TS. Caleb, ĐH Sydney, Australia, khi trẻ bắt đầu tập đi, việc chọn và mang một đôi giày đúng sẽ hỗ trợ đi lại cũng như bảo vệ các khớp khi vận động. Việc này cũng giúp xương bàn chân của trẻ phát triển ổn định hơn so với các bé đi chân không quá lâu. Hơn thế, mang giày dép khi ra ngoài cũng tránh nguy cơ nhiễm các loại ký sinh cơ hội.

Đôi giày sai kích thước sẽ gây hậu quả như thế nào?

Đôi giày quá chật, đặc biệt chiều dài quá ngắn sẽ không có đủ khoảng trống cho các ngón chân phát triển, khả năng giữ thăng bằng kém và có thể bị dị dạng.

Cach chon giay cho be tap di anh 1
Việc chọn và mang một đôi giày đúng sẽ hỗ trợ đi lại cũng như bảo vệ các khớp khi vận động.  Ảnh:Mamaenzo

Đôi giày quá rộng thường làm trẻ không có cảm giác thăng bằng khi đi lại. Điều này sẽ tạo cảm giác không thoải mái và sợ mang giày. Hơn nữa, nguy cơ trượt và té ngã rất cao khi trẻ đi giày quá rộng.

Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ hướng dẫn cha mẹ cách chọn giày đúng và có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ:

Đôi giày phải đúng kích thước

Cha mẹ hãy đo chiều dài và chiều rộng lớn nhất của bàn chân.

Kích thước đôi giày cần chọn như sau:

- Chiều dài bàn chân trẻ + 1 cm = chiều dài của giày

- Chiều rộng lớn nhất bàn chân = chiều rộng của giày

Có 3 cách để đo chiều dài và rộng của giày:

- Lấy miếng lót giày ra đo nếu đôi giày này có miếng lót rời.

- Lật úp giày lên, đo kích thước chiều dài và rộng.

- Kéo giày phẳng trên mặt đất và đo nếu đôi giầy có dáng cong 2 đầu.

Cach chon giay cho be tap di anh 2
Đôi giày không phù hợp đều có thể làm xương bàn chân phát triển sai lệch.  Ảnh:Dreamstime

Một số gợi ý khi chọn giày cho bé

- Miếng lót đệm bên trong nên bằng cao su hoặc bằng da để hỗ trợ cổ chân khi di chuyển.

- Mặt trên của giày nên bằng một liệu thông khí, ưu tiên có lỗ khí.

- Gót giày bằng, mũi chân và gót chân ở trên cùng một mặt phẳng. Bất kì tuổi nào, gót giày phẳng là cấu trúc tốt nhất cho chân trên mọi địa hình. Trẻ nhỏ lại càng quan trọng điều này.

- Đế giày nên có đường vân hoặc kẻ gờ để tăng ma-sát khi di chuyển

- Bạn nên chọn màu sáng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ từ 18 tháng tuổi, màu sắc nên phụ thuộc theo giới tính. Một số bằng chứng cho thấy các bé từ 18 tháng có khuynh hướng chọn và thích những món đồ thiên về giới tính.

- Ta nên ưu tiên giày ít họa tiết, kim loại, góc cạnh sắc nhọn, tránh vướng víu khi bé đi lại.

- Thông thường, trẻ từ 15 tháng tuổi không còn hứng thú lắm với tiếng động phát ra từ giày. Chúng cũng không mang lại lợi ích cho phát triển. 

4 cách để con khỏe, mẹ vui trong ngày Tết

Dù bận rộn, cha mẹ cũng cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật, tránh suy dinh dưỡng hay tăng cân quá mức.



Bác sĩ Anh Nguyễn

Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester

Bạn có thể quan tâm