Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chữa mất tiếng

Tôi là giáo viên mới ra trường, đợt nào phải giảng nhiều tôi thường bị mất tiếng. Mong bác sĩ tư vấn cách khắc phục?

Tôi là giáo viên mới ra trường, đợt nào phải giảng nhiều tôi thường bị mất tiếng. Mong bác sĩ tư vấn cách khắc phục?, 

Trần Thị Nguyệt (tranthinguyet...@gmail.com) 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đúng là nói nhiều có thể gây mất tiếng. Ngoài ra, khi bạn hò hét, hát lên các nốt nhạc cao, hút thuốc, uống rượu, ăn uống đồ lạnh, viêm họng... đều dễ bị mất tiếng.

Mất tiếng là bạn không thể nói được bình thường. Vì sao vậy? Tiếng nói được tạo thành khi có luồng không khí từ phổi đi lên làm rung các dây thanh của thanh quản. Khi phát âm, dây thanh khép kín, biến đổi dày, mỏng, căng, chùng theo từng âm tiết. Nếu sự rung động của dây thanh không đều, hoặc hai dây thanh bị phù nề không khép được kín khi phát âm sẽ làm mất tiếng. Ngoài ra, dây thanh âm bị viêm mạn tính, trở nên dày, cứng, kém  rung động; xơ hóa dây thanh; polyp dây thanh; u nang dây thanh... cũng gây mất tiếng.

Điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây mất tiếng: nếu do viêm thanh quản cấp thì phải dùng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, vitamin, giữ ấm vùng cổ họng, kiêng nói trong vài ba ngày; do viêm thanh quản mạn tính: cần hạn chế nói chuyện, ho khạc để thanh quản được nghỉ ngơi. Các bệnh: hạt xơ, polyp thanh quản, u nang dây thanh... thì cần phẫu thuật điều trị. Biện pháp phòng bệnh: hạn chế nói to, nói nhiều, kiêng các thức ăn chua, cay, lạnh như nước đá, kem... Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

 

http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/cach-chua-mat-tieng-20141120220206463.htm

Theo BS. Nguyễn Minh Hiền/ Sức khỏe đời sống

Bạn có thể quan tâm