Táo bón là bệnh lý phổ biến và nó ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Ảnh: Napidoktor. |
Táo bón là rối loạn chức năng đường ruột khiến nhu động ruột (một loạt các cơn co cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa) không thường xuyên hoặc khó đi ngoài. Phân thường cứng và khô.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi và cảm giác như chưa đi đại tiện xong. Các biến chứng do táo bón có thể bao gồm bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc tắc nghẽn phân.
Các dấu hiệu của táo bón:
- Chưa đi đại tiện ít nhất 3 lần trong tuần qua.
- Phân thường to và khô, cứng hoặc vón cục.
- Căng thẳng hoặc bị đau khi đi cầu.
- Có thể xảy ra đau bụng và cảm thấy đầy bụng hoặc ốm yếu.
Táo bón cũng phổ biến trong thời kỳ mang thai và trong 6 tuần sau khi sinh.
Để điều trị và ngăn ngừa táo bón, bạn có thể thực hiện những thay đổi đơn giản đối trong chế độ ăn uống và lối sống:
- Chế độ ăn uống cần cân bằng với nhiều chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ và nước giúp đại tràng tống phân ra ngoài. Hầu hết chất xơ trong trái cây được tìm thấy trong vỏ, chẳng hạn như trong táo. Trái cây có hạt bạn có thể ăn như dâu tây, chúng có nhiều chất xơ nhất.
Cám là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Hãy ăn ngũ cốc nguyên cám hoặc thêm ngũ cốc nguyên cám vào các thức ăn khác như súp và sữa chua. Người bị táo bón nên ăn từ 18 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày. Bạn cũng cần uống nhiều nước và tránh sử dụng rượu.
- Hãy uống 8 ly nước mỗi ngày. Chất lỏng có chứa caffein như cà phê và nước ngọt, có thể làm gây mất nước. Bạn có thể phải ngừng uống những sản phẩm này cho đến khi thói quen đại tiện của bạn trở lại bình thường.
- Tập thể dục thường xuyên, đi bộ hoặc chạy hàng ngày có thể giúp bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn.
- Đừng trì hoãn nếu bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh.
- Để đi đại tiện dễ dàng hơn, hãy thử gác chân lên một chiếc ghế đẩu thấp khi đi vệ sinh. Nếu có thể, bạn nên nâng đầu gối cao hơn hông.
Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt trong vòng vài ngày. Đôi khi, chúng ta phải mất vài tuần trước khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.
Bài viết do cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Huyền, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cung cấp thông tin.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.