Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách đảo Giáng sinh đón Noel

Đảo Giáng sinh là nơi hội tụ hài hòa của đa dạng tôn giáo và tín ngưỡng. Do đó, ngoài lễ Noel, hòn đảo nhiệt đới còn tổ chức đón mừng Tết Nguyên đán.

Noel nằm trong số nhiều ngày lễ được tổ chức tại hòn đảo đa dạng văn hóa. Ảnh: Fairfax Media.

“Với chúng tôi khi ấy, rừng là sân chơi và biển cả là xứ sở thần tiên. Chúng tôi thường xuyên đi lặn, lướt sóng, thám hiểm hang động và đi bộ xuyên rừng để dạo chơi trên những bãi biển ẩn mình”.

Đó là những gì Sook Yee Lai nhớ về thời thơ ấu của mình tại Đảo Giáng sinh, cách thành phố Perth (Australia) khoảng 3,5 tiếng di chuyển bằng máy bay.

Vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương khiến nhiều người gọi nó là “Galapagos của Australia”, CNN đưa tin.

Dù diện tích tương đối nhỏ gọn chỉ khoảng 135 km2, nơi đây có những vách đá ấn tượng, rừng rậm phong phú và rạn san hô phát triển mạnh, với hơn 250 loài đặc hữu.

dao Giang sinh o dau anh 1

Hòn đảo được đặt tên dựa trên ngày được phát hiện - đúng dịp lễ Noel năm 1634. Ảnh: Linda Cash/Hiệp hội du lịch đảo Giáng sinh.

Công ty Đông Ấn của Anh lần đầu phát hiện ra hòn đảo này vào đúng ngày Noel năm 1643, và ngày lễ này trở thành tên gọi chính thức của nó.

Khoảng 22% trong số khoảng 1.700 cư dân trên đảo là người gốc Hoa. 17% là người Australia, 16,1% người Malaysia, 12,5% người Anh và 3,8% người Indonesia, theo điều tra dân số năm 2021.

Hiện khoảng 1.300 người, tương đương 80% dân số, sống ở vịnh Flying Fish - thị trấn cảng chính, nơi diễn ra phần lớn hoạt động.

Bởi đây là một cộng đồng gắn bó, người dân thường an tâm khi biết rằng họ an toàn. Rất ít người khóa cửa nhà. Một số khác thậm chí còn không rút chìa khóa khỏi ôtô.

Cái tên của hòn đảo khiến nhiều người tò mò về cách ngày lễ Noel được tổ chức ở nơi đây.

dao Giang sinh o dau anh 2

Vợ chồng Lauren Taylor tham gia lễ hội mừng Giáng sinh trên đảo. Ảnh: Lauren Taylor.

Trên thực tế, đảo Giáng sinh là nơi hội tụ hài hòa của Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Do đó, Noel chỉ là một trong nhiều ngày lễ được cả cộng đồng tổ chức.

Cuối tháng 12, thời tiết ở đảo Giáng sinh đan xen giữa nắng đẹp và mưa lớn. Đồng thời, cuộc di cư của cua đỏ thường diễn ra mạnh mẽ. Thông thường vào dịp này, nhiều người sẽ du lịch nước ngoài để tụ họp gia đình nhân dịp ngày lễ. Những người ở lại sẽ tận hưởng bầu không khí yên tĩnh.

Năm nay, cộng đồng cư dân đã trang trí bùng binh trung tâm ở gần vịnh bằng mô hình tuần lộc và đèn Giáng sinh.

Họ cũng tổ chức cuộc thi Rock Riders Lolly Run, nơi mọi người hóa trang thành Ông già Noel và lái xe Postie - xe máy Honda màu đỏ thường được người đưa thư sử dụng ở Australia và New Zealand - để phân phát quà cho trẻ em.

Bên cạnh đó, bởi hòn đảo là nơi sinh sống của nhiều người gốc Hoa, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và Lễ Vu Lan là những lễ kỷ niệm quan trọng không kém. Đặc biệt, hòn đảo là nơi duy nhất ở Australia công nhận Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ công cộng.

Lauren Taylor (37 tuổi) kể rằng cô trúng “tiếng sét ái tình” với hòn đảo ngay từ lần đầu tới đây.

Nhà quản lý trường học bán thời gian đã cùng chồng chuyển từ Dunsborough (bang Western Australia, Australia) tới làm việc tại trường học duy nhất trên đảo - Trường Trung học Quận Đảo Giáng sinh cách đây một thập kỷ.

dao Giang sinh o dau anh 3

Phần lớn dân số tập trung tại vịnh Flying Fish, nơi diễn ra phần lớn hoạt động. Ảnh: Hiệp hội du lịch đảo Giáng sinh.

“Ấn tượng đầu tiên của tôi là mình có thể sống ở nơi này suốt 10 năm tới”, cô nói với CNN.

Hai đứa con của họ, lần lượt 8 và 9 tuổi, cũng trưởng thành trên đảo, được bao quanh bởi thiên nhiên và tránh xa với công nghệ.

Người mẹ cho biết ngoại trừ nhà riêng có lắp đặt Wi-Fi, hòn đảo không có Internet. Những đứa trẻ thường ra ngoài chơi, chẳng hạn leo trèo cây.

Ngày 25/12, Taylor dự định sẽ đi biển cùng cả gia đình, đồng tham gia bữa trưa cộng đồng tại vịnh Flying Fish.

“Chúng tôi sẽ dành thời gian trên thuyền và bơi cùng những con cá nhám voi”, cô chia sẻ.

Trung tâm TP.HCM nhộn nhịp người dân đi chơi lễ Giáng sinh

Nhiều người dân tranh thủ đi chơi sớm tận hưởng không khí se lạnh tại các trung tâm thương mại và xóm đạo lâu đời tại TP.HCM.

Các nhà sách đang trở lại

Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm