1. Gia đình là trên hết: Người Hà Lan rất giỏi trong việc tách biệt công việc và cuộc sống gia đình. Họ luôn đảm bảo cả nhà sẽ ăn tối cùng nhau và luôn dành thời gian cho gia đình vào mỗi buổi tối hoặc cuối tuần. Việc các ông bố dành thời gian cho vợ con cũng là điều bình thường ở đất nước này. Họ có thể sử dụng chế độ nghỉ phép để chăm sóc con có tên là Ouderschapsverlof, hoặc được gọi là Papadag. |
2. Con cái có quyền quyết định: Trẻ em Hà Lan được trao quyền quyết định ngay từ khi còn rất nhỏ. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con, dù không phải lúc nào họ cũng đồng ý với những điều đó. Nhưng mục đích của việc tôn trọng ý kiến là tìm ra sự đồng thuận giữa cha mẹ và con cái vì họ tin rằng những hành động thiếu tôn trọng có thể khiến con trở nên tự ti. |
3. Con cũng có quyền bày tỏ ý kiến: Mọi người trong gia đình ở Hà Lan đều có tiếng nói riêng. Nuôi dạy con theo phương pháp này có thể khiến nhiều người cảm thấy mất kiên nhẫn, nhưng người Hà Lan tin rằng bằng cách cho phép con nêu ý kiến, họ sẽ dạy cho con cách tự đặt ranh giới cho riêng mình. Đó sẽ là kỹ năng hữu ích cho con khi lớn, tránh để con gặp rắc rối mà không biết cách tự xử lý. |
4. Con được thoải mái vui chơi: Tại Hà Lan, trẻ em được tự do khám phá mọi thứ và được thử thách giới hạn của mình. Trên sân chơi, bạn sẽ không thấy những bà mẹ Hà Lan lảng vảng quanh con hay cố can thiệp mọi hoạt động của con. Cách nuôi dạy con của người dân nước này được phản ánh qua câu nói nổi tiếng “doe maar gewoon, dan doe je al gek genoeg" (dịch: Cứ bình thường thôi, như thế là đủ 'điên' rồi). |
5. Cho con đạp xe khắp nơi: Thay vì cho con ngồi trên xe ôtô, cha mẹ Hà Lan lại cho con tập đạp xe ngay từ nhỏ. Trẻ em nước này dành nhiều thời gian ở ngoài trời và bắt đầu đạp xe đến trường ở độ tuổi tiểu học. Ở Hà Lan, mưa rất nhiều và gió lạnh, nhưng cha mẹ vẫn khuyến khích con mặc áo ấm, mang ủng để tự đạp xe. Đạp xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng là cách để các gia đình dạy con về sự kiên cường. Trẻ học được rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy nắng, đôi khi các em sẽ phải học cách đối mặt với những cơn mưa và không bỏ cuộc, theo CNBC. |
6. Không cần học giỏi: Người Hà Lan quan niệm giáo dục là con đường dẫn đến sự hạnh phúc và giúp trẻ phát triển bản thân. Nhưng không vì thế mà họ ép con phải học giỏi hay đạt điểm cao trong các bài thi. Giáo sư Ruut Veenhoven tại Đại học Erasmus (Hà Lan) cho biết các trường học ở nước này đầu tư nhiều vào động lực học thay vì thành tích. Nền giáo dục Hà Lan cũng tạo ra 2 loại bằng cấp cho trẻ lựa chọn, một loại là định hướng nghiên cứu, một loại là định hướng nghề nghiệp. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.