Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách giúp trẻ hết ho đờm do cảm lạnh

Bé nhà tôi bị cảm lạnh nhiều ngày chưa khỏi. Sau cơn ho, bé thường nôn ra nhiều chất nhầy. Đây có phải do bé nhiều đờm trong cổ họng không? Làm sao để hết tình trạng ho đờm này?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh nhiều ngày chưa khỏi. Sau cơn ho, bé thường nôn ra nhiều chất nhầy. Đây có phải do bé nhiều đờm trong cổ họng không? Làm sao để hết tình trạng ho đờm này?

TS.BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Quan niệm trẻ ho ra chất nhầy do có nhiều đờm trong cổ họng là không chính xác. Thực tế, những chất trẻ nôn ra khi ho xuất phát từ đường tiêu hóa chứ không phải đường hô hấp. Chúng ta cần biết rằng thức ăn vào đường tiêu hóa sẽ trở thành những chất dạng nhớt. Vì vậy, chất nôn ói của trẻ đa phần sẽ nhớt và không phải do có đờm trong cổ họng.

Chúng ta có rất nhiều cách để giải quyết tình trạng ho có đờm:

- Thứ nhất, bạn cho trẻ uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống nhiều nước sẽ làm dịu họng và giảm ho cho trẻ. Đồng thời, uống nhiều nước giúp đờm loãng, tống xuất đờm dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu chứng minh việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả tương đương với thuốc long đờm.

- Thứ hai, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc long đờm phù hợp với trẻ nhỏ.

Đặc biệt, khi trẻ bị ho nhiều, bạn không nên để trẻ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng máy điều hòa, cha mẹ không nên bật nhiệt độ thấp hơn 27 độ C và không cho trẻ ở trong môi trường này quá 3 tiếng.

- Không cho trẻ ăn, bú no trước khi ngủ vì dễ gây trào ngược thực quản.

- Khi trẻ đang bệnh, phụ huynh cần lưu ý vệ sinh thân thể, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Bình thường, chúng ta tắm cho trẻ một lần một ngày. Nếu trẻ bị ho, cha mẹ có thể dùng khăn để lau, sẽ có lợi hơn việc tắm thường xuyên. Khi tắm, bạn nên chọn thời điểm ấm nhất trong ngày, tránh nơi có gió lùa và mặc quần áo ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

- Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày. Điều này cũng mang lại hiệu quả nhất định trong trường hợp ho có đờm.

Khi nào phải đưa bé đến cơ sở y tế?

Một số dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Ngủ li bì, không thể lay gọi, đánh thức được.
  • Trẻ bệnh đến mức không thể uống nước được, uống bao nhiêu ói bấy nhiêu, lặp lại nhiều lần; các bé bị co giật, nặng hơn là bị tím tái.
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Bỏ bú (trẻ bị mệt đến mức không bú được hoặc bú không bằng 1/2 lượng sữa bình thường).
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C trong 2-3 ngày không giảm.
  • Ho ra máu, ho khạc đờm màu vàng hoặc xanh có mùi hôi thối hoặc mủ.
  • Ho kéo dài không thuyên giảm sau một tuần dù đã được điều trị thích hợp.
  • Thở co lõm lồng ngực (khi hít vào vào phần dưới lồng ngực bị lõm và hóp vào).
  • Thở nhanh: Đếm được nhịp thở lúc bé nằm yên, không khóc, không bú. Nhìn vào phần bụng của trẻ, mỗi lần ngực bụng nhấp nhô là một nhịp. Đếm trong vòng 60 giây, sau đó, bạn đối chiếu với ngưỡng thở nhanh. Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, ngưỡng thở nhanh là 60 lần/phút, với trẻ từ 2 tháng đến một tuổi, ngưỡng này là từ 50 lần/phút trở lên và 40 lần/phút trở lên với trẻ trên một tuổi.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật


Sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau

Sau khi thăm khám, trên hình ảnh siêu âm, các bác sĩ rất bất ngờ khi thai đôi của sản phụ nằm tại hai tử cung khác nhau và đang có dấu hiệu chuyển dạ.

Độc giả Ngọc Ánh

Bạn có thể quan tâm