Xe buýt trên sông có nguyên tắc hoạt động tương tự các loại thông thường khi đi trên cạn. Tuy nhiên khi xuống nước, chiếc xe biến thành xuồng máy.
Xe buýt trên sông được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhưng chủ yếu phục vụ du lịch. Đây là loại hình vận tải đặc biệt, có thể hoạt động cả trên cạn lẫn dưới nước. Ảnh: ALK3R.
Xe buýt trên sông đem lại cảm giác thích thú cho du khách nhờ tính cơ động. Trong một tour du lịch, khách tham quan có thể ngồi ngay tại chỗ ngắm các thắng cảnh đẹp trong thành phố nhưng dễ dàng băng sông hay vượt eo biển để trải nghiệm những cảm giác khi đi tàu. Ảnh: RampSplash.
Xe buýt lưỡng cư được sử dụng từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, và áp dụng nhiều trên các thiết bị quân sự. Ngày nay, xe buýt dưới nước được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Anh, Singapore… Ảnh: Wikimedia.
Tiêu chuẩn an toàn của xe buýt lưỡng cư được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý đường bộ và đường sông. Người điều khiển xe buýt dưới nước ngoài bằng lái ôtô theo quy định còn phải học thêm khóa điều khiển tàu thuyền.
Ảnh: Splashtours.
Những chiếc xe buýt lưỡng cư được đóng kín phần thân dưới. Các bánh xe và khung gầm được bọc tránh nước lọt vào cabin. Xe có thể bơi cả trong môi trường nước ngọt như đường sông hay nước mặn khi qua các eo biển. Mỗi xe chở được từ 46-55 hành khách.
Vỏ xe được làm từ nhôm dày từ 6-12 mm, hoặc thép không rỉ dày từ 3-6 mm có khả năng ổn định thân khi nổi. Thiết kế thân kín đáy gồm các vách ngăn va giúp xe buýt không thể chìm. Trong trường hợp có lỗ thủng vào bên trong, chiếc xe vẫn có thể cân bằng và nổi trên mặt nước. Mỗi ngăn có hệ thống bơm hút nước hoặc có thể chèn xốp theo yêu cầu của khách hàng. Xe buýt chạy dưới nước được xem là một trong những phương tiện vận chuyển hành khách an toàn nhất trên thế giới. Ảnh: Carnival.
Khi hoạt động trên cạn, động cơ truyền lực tới các bánh xe và hoạt động như những loại xe buýt đường phố thông thường. Tuy nhiên khi xuống nước, năng lượng được chuyển qua chân vịt giúp đẩy xe về phía trước. Hệ thống lái cũng được chuyển từ xoay bánh xe sang quay cánh lái phía trước để chuyển hướng.
Ảnh: Thạch Lam.
Trên thế giới, nhiều quốc gia sử dụng xe buýt lưỡng cư để vận chuyển du khách nhưng chủ yếu phục vụ hoạt động du lịch. Chẳng hạn tại Dubai, dịch vụ xe buýt chạy dưới nước được gọi là Wonder Bus. Loại xe này nhập khẩu từ Mỹ và có thể chở 48 hành khách. Ảnh: Tabeer Tourism.
Tại Anh, dịch vụ xe buýt chạy dưới nước có tên London Duck Tours, sử dụng những mẫu xe buýt hình chú vịt chạy trên sông Thames.
Ảnh: Londonducktours.
Tại Singapore, dịch vụ Duck & Hippo Tours sử dụng những chiếc xe buýt bánh lớn, mui trần, có thể băng qua các vịnh hoặc eo biển, đồng thời di chuyển trên đường phố. Mức giá cho một ngày du lịch bằng xe lưỡng cư tại Singapore khoảng 40 SGD (640.000 đồng).
Ảnh: Singgapore Duke Tours.
Trong những năm qua, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những chiếc xe buýt chạy dưới nước có giá thành rẻ hơn và tốc độ cao hơn. Xe có thể chạy khoảng 15 km/h khi đi dưới nước và 140 km/h khi chạy trên cạn. Mức tiêu thụ nhiên liệu cũng giảm và tiêu chuẩn an toàn cao hơn. Tuy nhiên trên thế giới không nhiều quốc gia xem xe buýt chạy dưới nước như phương tiện giao thông công cộng mà chỉ là phương tiện vận tải du lịch. Ảnh: Dubaileisureholidays.
Chiếc môtô hai bánh Biski vừa xuất hiện tại Triển lãm Xe máy Quốc tế Orlando mạnh 55 mã lực, có thể chạy cả trên cạn và dưới nước mà không cần chuyển đổi.
Xe bay, môtô bay hay xe tự lái là những phương tiện giao thông chỉ có trong phim viễn tưởng. Tuy nhiên chỉ vài năm tới, những sản phẩm này sẽ chạy đầy đường.