Theo dõi hành trình của Trọng Lee, nhiều người nhận ra cách KTS này “dạo chơi” giữa thiên nhiên, lấy cỏ cây, chất liệu thô mộc làm cảm hứng cho những thiết kế mang cảm giác ấm áp, gần gũi nhưng không lặp lại. Anh biết cách làm mới mình để kể câu chuyện riêng của mỗi công trình kiến trúc.
KTS Trọng Lee - người kể chuyện qua những công trình thiết kế lấy cảm hứng thiên nhiên. |
- Anh có thể gọi tên ba nét đặc trưng nhất trong phong cách thiết kế của mình và lý giải về những lựa chọn đó?
- Về phong cách thiết kế, sự thô mộc và phóng khoáng là đặc trưng đầu tiên của tôi. Tôi luôn tìm cách để cây xanh len lỏi vào từng công trình, kết hợp cùng những vật liệu thô mộc mang tính bản địa cao. Sự riêng biệt và duy nhất trong câu chuyện của KTS với khách hàng là yếu tố thứ hai. Có thể nói mỗi tác phẩm thiết kế là một độc bản. Và cuối cùng, những điểm giao thoa giữa cá tính của khách hàng và bản thân tôi giúp tôi tạo nên những thiết kế dấu ấn cá nhân gắn kết cùng nét đẹp văn hóa Á Đông, mà không làm mất đi cá tính của chủ nhân công trình.
- Theo đuổi sự hoàn hảo đến từng chi tiết, theo anh đâu là “trái tim” cho các công trình kiến trúc của mình?
- Sự dung hòa cho cá tính của người thiết kế cùng với mong muốn của chủ nhà chính là trái tim của công trình kiến trúc. Mỗi thiết kế mang đến hơi thở mới, ngôn ngữ thiết kế mới nhưng vẫn đậm nét Lê House. Kim chỉ nam trong công việc của tôi là “Dám nghĩ được, dám làm được” nên tôi muốn biến từng không gian kiến trúc thành một cuộc dạo chơi mới mẻ, lạ mắt, cùng nhiều điều thú vị cho từng khách hàng.
- Anh dung hòa ra sao giữa ý kiến của chủ nhà trong việc lựa chọn nội thất và bản thiết kế mà anh “đo ni đóng giày” cho họ khi 2 vế này đôi khi không có điểm chung?
- Hai vế này đôi khi không có điểm chung nào. Khách hàng thường có lựa chọn những đồ nội thất theo nhu cầu, sở thích, có khi lại theo xu hướng. Đôi lúc những lựa chọn này không phù hợp với tổng thể bản thiết kế.
Tôi thường tìm hiểu lý do đằng sau lựa chọn của khách hàng để đưa ra những phân tích sâu và sát hơn. Tôi quan niệm, đồ nội thất khi không được đặt đúng chỗ và không phát huy được hết công năng, người cảm nhận rõ ràng nhất chính là khách hàng. Hơn nữa, cách người KTS tạo được độ uy tín cũng quyết định giá trị của lời tư vấn trong mắt khách hàng.
- Màu sắc hay đường nét thiết kế của đồ gia dụng sẽ làm khó anh hơn?
- Màu sắc chính là yếu tố làm khó người thiết kế hơn. Đặc biệt sản phẩm đồ gia dụng. Đôi khi một món đồ gia dụng sẽ làm mất đi tính thống nhất xuyên suốt gam màu mà người KTS đang muốn tạo ra.
- Tiêu chí để anh lựa chọn đồ gia dụng cho không gian bếp của bản thân là gì? Tính ứng dụng hay thiết kế hài hòa tổng thể không gian sẽ được ưu tiên? Quan điểm của anh về việc: Đồ gia dụng có khả năng phản ánh cá tính của chủ nhà?
- Tùy theo hình thái, phong cách hay không gian tổng thể mà tôi có tiêu chí lựa chọn theo màu sắc hoặc hình dáng. Màu sắc là tiêu chí mang đến sự hài hòa cho tổng thể công trình. Đôi lúc đồ gia dụng sẽ là nhân vật chính, hoặc có thể là màu nền không thể thiếu trong bức tranh tổng thể của ngôi nhà.
Với tôi đồ gia dụng là món đồ “phụ kiện” hoàn thiện cho “bộ cánh”. Và dĩ nhiên nó sẽ phản ánh tính thẩm mỹ, sự tinh tế khi mix & match những thứ tưởng như rời rạc để trở thành sự phối trộn hoàn hảo cho căn nhà.
- Được biết anh đang trải nghiệm chiếc tủ lạnh Bespoke một cửa của Samsung, có thể phối màu và thêm module theo nhu cầu của người dùng, anh có thể chia sẻ trải nghiệm với chiếc tủ lạnh này? Chiếc tủ lạnh có thỏa mãn thẩm mỹ của cá nhân anh cho căn bếp của mình?
- Tôi ấn tượng bởi màu sắc và đường nét của tủ lạnh Bespoke. Thiết kế tối giản tuyệt đối và dễ dàng mix & match với bất kỳ không gian nào của Bespoke khiến chiếc tủ lạnh không bị đóng khung với căn bếp. Với tôi, Samsung luôn biết cách biến những đồ gia dụng trở thành món phụ kiện độc đáo, có câu chuyện rất riêng…
- Thiết kế đơn giản và màu sắc mới mẻ của Bespoke sẽ phù hợp cho phong cách thiết kế nội thất như thế nào? Anh hình dung ra sao về một căn bếp phù hợp cho chiếc tủ lạnh này?
- Thiết kế đơn giản và màu sắc mới mẻ của Bespoke vô tình phù hợp với hầu hết phong cách thiết kế. Chính sự đa đạng về màu sắc cùng đường nét tối giản khiến Bespoke không làm tổng thể thiết kế lạc quẻ. Mặt khác, Bespoke vẫn giúp không gian sống có thêm điểm nhấn khác biệt khi dùng màu sắc của sản phẩm làm câu chuyện chính, kết hợp module khác màu để tạo ra vô vàn sự ghép nối khác nhau. Tôi nghĩ đây là sự mở đầu cho xu hướng đồ gia dụng của tương lai.
- Chú trọng mang các yếu tố văn hóa vào công trình của mình, anh có cho rằng Bespoke có thể trở thành điểm nhấn thú vị cho các công trình sắp tới? Vẻ hiện đại của chiếc tủ lạnh có thể phối hợp với không gian truyền thống không, theo anh?
- Với tôi, quan điểm trong thiết kế là làm mới văn hóa truyền thống với ngôn ngữ thiết kế của người trẻ, của tiếng nói thời đại. Việc kết hợp nét đương đại của tủ lạnh Bespoke trong những thiết kế truyền thống là điều hoàn toàn khả thi. Chỉ cần người KTS nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng liên kết của Bespoke và tính toán hành trình lớn lên của sản phẩm song hành với các giai đoạn phát triển của gia chủ.
- Đồ gia dụng đôi khi là một “nỗi đau” của thiết kế nội thất, vì chúng bị đóng khung trong vài kiểu dáng và màu sắc nhất định, lạc nhịp so với “câu chuyện” mà KTS đang muốn kể trong tổng thể thiết kế. Với quan điểm của một KTS giàu kinh nghiệm, anh đánh giá thế nào về tính linh hoạt, duy mỹ của Bespoke, và đây có là một “cách mạng” của thiết kế nội thất hiện đại không?
- Bespoke là một cuộc cách mạng đầy tính đa năng, đa dụng, mang yếu tố trải nghiệm của người theo tiêu chí “Less is more”. Không những thế, Samsung đã luôn tìm tòi để có thể đáp ứng mong muốn, thấu hiểu những tâm tư của nhà thiết kế, giúp cho việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.