Bạn có thể lây bệnh vảy nến từ người khác.
Bệnh vảy nến không lây nhiễm. Bạn có thể chạm trực tiếp vào vùng da bị ảnh hưởng mà không tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số loại gen nhất định trong cơ thể khiến bạn dễ mắc bệnh. |
Vảy nến thường bị kích ứng và xuất hiện ở:
Đây là những vùng dễ bị vảy nến nhất, tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nếu bị nặng, thậm chí cả mí mắt, miệng và tai |
Thời tiết nào có thể tăng nguy cơ mắc vảy nến:
Không khí khô và nhiệt độ lạnh có thể gây ảnh hưởng đến da. Để ngăn ngừa vảy nến, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên tránh da bị khô, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm. |
Thói quen khiến bệnh vảy nến bùng phát:
Căng thẳng, thời tiết lạnh, khô và một số loại thuốc là tác nhân phổ biến gây bệnh vảy nến. |
Tắm có thể làm trầm trọng bệnh vảy nến.
Theo Webmd, một số người thấy rằng tắm với tinh dầu hoặc nước muối có thể làm dịu làn da bị vảy nến. Tuy nhiên, đừng dùng nước quá nóng, nó gây kích thích da và khiến da bị khô hơn. Đặc biệt, bạn chỉ nên tắm dưới 10 phút. |
Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến:
50% số người mắc bệnh vảy nến bị thay đổi màu sắc và độ dày của móng tay. Để bảo vệ móng, bạn nên cắt ngắn và đeo găng tay bằng cotton nếu phải làm việc bằng tay. |
Thời điểm tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm nếu bạn bị vảy nến?
Bạn nên thoa chất dưỡng ẩm sau khi tắm để cho hiệu quả thấm và nuôi dưỡng da tốt hơn. Có thể để kem dưỡng ẩm vào tủ lạnh để tăng thêm hiệu quả. |
Bạn có nên gội đầu hàng ngày để giảm bệnh vảy nến.
Bạn không nên lo lắng gội đầu khiến da đầu bị kích thích. Ngược lại, dầu gội có thể làm dịu các triệu chứng bệnh và loại bỏ các mảng vảy nến bị bong tróc. |
Loại cây nào có thể giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến?
Chế độ ăn uống với nhiều nghệ có thể làm giảm viêm bên trong cơ thể và làm lành da nếu bạn bị vảy nến. |
Bệnh vảy nến có thể được chữa khỏi.
Chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nó có thể thuyên giảm và được kiểm soát không bị trầm trọng hơn. |