Trẻ em mắc bệnh hen suyễn cần được điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Grampian Online. |
Theo Insight Plus, tiến sĩ Kinda Chen, bác sĩ nhi khoa ở Melbourne, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, cho biết việc thăm khám bác sĩ đa khoa thường xuyên giúp làm giảm các ca cấp cứu, số lần tái nhập viện và cải thiện tình trạng bệnh hen suyễn ở trẻ.
Nhiều trẻ em không thường xuyên tái khám
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 1/5 trong hơn 60% số trẻ em mắc bệnh hen suyễn là đến gặp bác sĩ đa khoa thường xuyên và 36% gặp bác sĩ trong vòng 7 ngày sau khi xuất viện.
Những phát hiện này có trong 2 nghiên cứu, được công bố tại tạp chí Bệnh hen suyễn và Lưu trữ bệnh tật ở trẻ em. Cả 2 dựa trên việc theo dõi 277 bác sĩ đa khoa và 767 người chăm sóc trẻ em 3-18 tuổi, được đưa vào 3 bệnh viện ở Victoria vì bệnh hen suyễn.
Bà Chen lưu ý cần có một cách tiếp cận chăm sóc rộng rãi hơn để cải thiện việc điều trị trẻ em mắc bệnh hen suyễn, ngăn ngừa khả năng tái nhập viện.
"Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc đến gặp bác sĩ đa khoa diễn ra không nhất quán. Nó có nghĩa trẻ em chỉ đi khám khi chúng không khỏe và chúng thường đến gặp nhiều bác sĩ đa khoa khác nhau thay vì một người. Từ đó, sự chăm sóc kém hơn", bác sĩ Chen nói.
Bà Chen nhận định quy trình bất thường này có liên quan đến việc tái nhập viện. Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ 39% bác sĩ đa khoa biết bệnh nhân của họ đã được đưa vào bệnh viện vì hen suyễn. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải chú ý trong việc thông báo tình trạng bệnh nhân cho bác sĩ đa khoa.
Cũng theo bà, các bác sĩ điều trị cho trẻ em trong bệnh viện cần chia sẻ thông tin chính với bác sĩ đa khoa của gia đình và khuyến nghị về việc chăm sóc liên tục. Các bác sĩ trong bệnh viện có thể nhấn mạnh việc chăm sóc chủ động, thường xuyên là rất quan trọng để kiểm soát bệnh hen suyễn.
Hen suyễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Ảnh: Penfield Building Blocks. |
Cần mở rộng nhiều hướng điều trị
Nghiên cứu cho thấy chỉ 12% bác sĩ gia đình tự tin khi điều trị và theo dõi tình trạng cho trẻ em mắc bệnh hen suyễn khó kiểm soát, 17% tự tin xử lý việc điều trị hen suyễn sau khi bệnh nhân xuất viện. Tiến sĩ Chen khẳng định bà không ngạc nhiên với phát hiện này.
"Phát hiện của chúng tôi giúp tăng cơ hội hợp tác giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa một cách kịp thời. Từ đó, hỗ trợ chăm sóc trẻ em mắc bệnh hen suyễn tốt hơn", bà Chen nói.
Đa phần trẻ em mắc hen suyễn sống ở nông thôn hoặc khu vực có hoàn cảnh khó khăn sẽ ít được tiếp cận với bác sĩ đa khoa, khiến bệnh tình của chúng dễ trở nặng.
"Bệnh nhân sống ở những khu vực có ít bác sĩ đa khoa sẽ khó tái khám hơn nếu họ không khỏe. Điều này dấy lên mối lo ngại về sự công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc. Một số trẻ em sẽ không được tái khám thường xuyên do chi phí và tình trạng thiếu bác sĩ đa khoa", bà Chen nói.
Vì vậy, theo bà Chen, cần có cách tiếp cận rộng hơn để đảm bảo trẻ em mắc bệnh hen suyễn được chăm sóc thích hợp, điều này liên quan đến nhiều dược sĩ, y tá cộng đồng.
Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Thanh tịnh mâm cỗ Việt do hai tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh chấp bút.
Thanh tịnh mâm cỗ Việt không chỉ giới thiệu đến độc giả công thức làm 30 món chay của người Việt từ cổ chí kim, mà còn lồng ghép những câu chuyện văn hóa thú vị, cung cấp cho người đọc góc nhìn đa chiều về nền ẩm thực Việt.
Bên cạnh đó, mục đích của hai tác giả cũng muốn đem đến cho thực khách gần xa di sản văn hóa vật chất của một dân tộc, một địa phương mà ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã thấm sâu trong đời sống của người cố đô; đồng thời, đây cũng là một cách báo ân với tiền nhân dòng tộc vì đã để lại cho hậu sinh một di sản văn hóa ẩm thực chay rất giá trị.