Anh Quang Ngọc - phụ trách chuyên môn của Dược liệu Nam Việt, đơn vị nghiên cứu, bảo tồn cây xáo tam phân Khánh Hòa lớn nhất hiện nay đã đưa ra hướng dẫn cách phân biệt xáo tam phân Khánh Hòa với xáo tam phân giả, cũng như sử dụng xáo tam phân đúng cách.
Thông tin đầy đủ về cây xáo tam phân
Xáo tam phân có tên khoa học là paramignya trimera. Đây là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây leo, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 5 m, đường kính khoảng 8-12 cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, lá đơn, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, phiến lá dày có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt. Phần gỗ của thân hơi cứng, màu vàng. Phần gỗ của rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây đều có tinh dầu cho mùi thơm dịu, nhiều nhất ở rễ. Cây rất ít khi ra hoa.
Theo tài liệu của Dược liệu Nam Việt, dựa vào hình dáng của cây, xáo tam phân còn có tên gọi khác là đơn diệp đằng thích (cây thân leo một lá có gai). Loại cây này phân bố nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ, chủ yếu ở Khánh Hòa và Phú Yên, Ninh Thuận - những nơi tiếp giáp với Khánh Hòa. Xáo tam phân có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ rễ, thường thu hái vào mùa khô.
Xáo tam phân có vị hơi đắng pha ngọt, tính bình hơi mát, mùi thơm dễ chịu, không độc, vào tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào. Thành phần hóa học của dược liệu này gồm flavonoid, saponin, alcaoid, chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Phân biệt xáo tam phân Khánh Hòa
Bằng mắt thường dễ dàng phân biệt xáo tam phân Khánh Hòa với một số loại cây thuốc khác đang được làm giả xáo tam qua một số chi tiết sau: xáo tam phân Khánh Hòa có rễ màu nâu đất, khác với màu hơi trắng của rễ xáo tam phân giả. Lá xáo tam phân thật thuôn dài to bằng ngón tay người và bo tròn ở đầu lá. Lá của cây giả thì lớn hơn và có đầu nhọn. Bên trong rễ xáo tam phân thật có màu vàng và mùi thơm như sâm, trong khi rễ giả có màu trắng mờ hoặc màu đục, không thơm hoặc có mùi hơi hắc.
Việc phân biệt xáo tam phân trở nên dễ dàng hơn khi cây còn cả rễ và lá.
Xáo tam phân thật.
|
Xáo tam phân giả.
|
Cách sử dụng xáo tam phân Khánh Hòa
Với cách sử dụng một vị, người dùng xắt lát dược liệu, sao vàng, hạ thổ (15-20 phút) rồi rửa qua nước cho sạch (không nên rửa kỹ), sau đó đem sắc thuốc.
Người thể trạng tốt sử dụng 2 lít nước sắc với 100 gr rễ tươi (tương đương 50 gr rễ sấy khô). Sắc đến khi nào nước rút từ 2 lít ban đầu xuống còn 1 lít nước là có thể sử dụng được. Nên sử dụng khi nước sắc còn ấm, bảo quản nước trong bình thủy, không để trong tủ lạnh hay sử dụng khi nước đã lạnh. Sau khi sử dụng hết nước sắc lần một, tiếp tục sắc lần 2. Với 100 gr thuốc đã sắc ở lần một, người dùng cho 1,5 lít nước sắc tới khi còn khoảng 1 lít là có thể sử dụng. Cách sử dụng tương tự như trên.
Vườn bảo tồn cây thuốc xáo tam phân phát triển rất tốt của Dược liệu Nam Việt. |
Lưu ý, những người có thể trạng yếu nên sử dụng với liều lượng thấp hơn trong 3-5 ngày đầu, sau đó sử dụng bình thường như đã nêu. Những bệnh nhân có tiền sử tim mạch, tỳ vị kém cũng cần lưu ý khi sử dụng.
Với cách sử dụng nhiều vị kết hợp, việc gia giảm, phối kết hợp với các vị thuốc khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý, tình trạng, thể trạng… của mỗi người. Để dùng xáo tam phân đúng cách và hiệu quả nhất, trước khi sử dụng bệnh nhân cần được bác sĩ, thầy thuốc tư vấn hoặc liên hệ tới số tư vấn miễn phí của Dược liệu Nam Việt là 0583.820.019 (tại Nha Trang) hoặc 08.6676.0984 (tại Sài Gòn), website: http://www.duoclieunamviet.co
Năm 2012, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa có công văn báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về cây xáo tam phân (tên khoa học là paramignya trimera). Theo đó, xáo tam phân có các thành phần flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin, triterpenoid.
Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.