Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tại Viện Pasteur TP.HCM. Ảnh: Viện Pasteur cung cấp.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh bạch hầu, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi và những người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi họ, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Những người mắc bệnh bạch hầu thường có hiểu hiện sốt, nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidan hoặc thành sau họng. Ngoài ra, người bệnh còn ho, đau họng, có hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến nguy hiểm tính mạng do ngoại độc tố của vi khuẩn.

HCDC khuyến cáo để phòng bệnh bạch hầu, người dân cần:

  • Đi tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ, đùng lịch theo quy định
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
  • Giữ vệ sinh thân thế, mũi, họng hàng ngày
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh
  • Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, bát đũa sạch sẽ
  • Người dân trong khu vực có dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế

Lịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:

  • Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
  • Tiêm lần 2 ít nhất một tháng sau lần 1.
  • Tiêm lần 3 ít nhất một tháng sau tiêm lần 2.
  • Đồng thời, phụ huynh cần cho trẻ tiêm nhắc lại khi 18 tháng tuổi và 7 tuổi. Loại vaccine sử dụng là loại phối hợp, có chứa thành phần bạch hầu.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng, nên tiêm càng sớm càng tốt đối với lần 1. Người dân tiêm vaccine lần thứ 2 cách lần 1 tối thiểu 1 tháng, lần 3 cách lần 2 tối thiểu 6 tháng và tiêm nhắc lại 2 mũi, cách nhau tối thiểu một năm. Loại vaccine sử dụng là vaccine bạch hầu nguyên liều hoặc giảm liều.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Bộ Y tế làm việc với chuyên gia quốc tế về dịch sởi

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đã có buổi làm việc với WHO và UNICEF, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về công tác chuẩn bị ứng phó với dịch sởi tại Việt Nam.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm