Tiêm filler, meso, căng chỉ... là những phương pháp trẻ hoá da được nhiều người ưa chuộng vì không cần phẫu thuật. Ảnh: Khương Nguyễn. |
Người phụ nữ U50 đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đăng ký khám với chiếc mũi được nâng thon gon, tiêm filler làm đầy đặn vùng cằm. Thế nhưng, da mặt nhăn và chảy xệ do thời gian khiến bà không ngừng khó khăn.
Khi thăm khám, bác sĩ cho biết hai má của chị đã chảy xệ, thiếu thể tích và làn da lão hóa loại 1. Các bác sĩ quyết định dùng filler định vị lại cằm, kết nối xương cằm để không còn hiện tượng lỏng lẻo. Kết quả sau 4 tháng, làn da của bà săn chắc, cải thiện hơn hẳn so với độ tuổi 47.
Câu chuyện được PGS.TS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ tại Hội nghị khoa học Thẩm mỹ nội khoa Việt Nam 2024.
Theo bác sĩ Thanh, một người bị lão hoá trên bề mặt da thường có những dấu hiệu như tăng nếp nhăn trán, nếp nhăn gian mày, cung mày sụp, thái dương và lỗ mắt hõm. Bên cạnh đó, xương gò má của người bệnh bị gồ lên, cung gò má mất đi sự đầy đặn.
Mặt của người bị lão hoá bắt đầu xuất hiện trũng mắt, hõm má trước, má giữa, má bên, mũi má ngày càng sâu. Đồng thời, da vùng miệng, môi sẽ của người bệnh sẽ teo mòng, chùng nhão và có rất nhiều nếp nhăn theo hướng ly tâm quanh miệng.
Với sự phát triển của công nghệ làm đẹp hiện nay, nhiều phương pháp giúp trẻ hoá da được áp dụng. Trong đó, hai phương pháp phổ biến là tiêm filler và căng chỉ.
PGS Thanh cho biết tuỳ từng tình trạng da mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, có trường hợp chỉ cần tiêm filler hoặc căng chỉ, cũng có loại lão hoá cần kết hợp cả 2 phương pháp.
PGS.TS Lê Thái Vân Thanh chia sẻ về phương pháp trẻ hoá da bằng filler kết hợp căng chỉ. Ảnh: Mai Nguyễn. |
Như trường hợp mới đây đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM điều trị do lão hóa da loại 2. Người phụ nữ cười có rãnh sâu, hõm thái dương, hõm má bên, các rãnh mũi, má, mắt, cằm. Khuôn mặt của bệnh nhân bị chảy xệ, vùng miệng và cằm giảm thể tích làm viền hàm không đều.
Ngoài sử dụng các loại thuốc chữa trị, chị được bác sĩ căng chỉ để khắc phục chảy xệ mô mỡ nông và toàn bộ mặt. Sau thời gian điều trị, khuôn mặt của chị về lại hình dáng trái xoan.
Trường hợp khác là một phụ nữ đến khám do trũng mắt, hõm má, mỡ chảy xệ, làm các rãnh trên mặt hiện rõ. Ở độ U60, mọi nếp nhăn đều hiện rõ trên gương mặt bệnh nhân, do đó, nếu chỉ tiêm filler hay căng chỉ cũng không thể lấp đầy được các vùng trũng này.
Sau đó, bác sĩ quyết định chỉ định cho bà tiêm botox ở mày và quanh mắt, sau đó căng chỉ ở phần còn lại của khuôn mặt. Sau 8 tuần, viền khuôn mặt của người phụ nữ đầy đặn hơn, giảm chảy xệ.
PGS Lê Thái Vân Thanh cho hay filler có các đặc tính như cứng, đàn hồi, kết dính, nhớt... là chất liệu rất đắc lực cho ngành “xây dựng” và kiến tạo một khuôn mặt đẹp.
Filler dùng để phục hồi thể tích mất mô và các hõm từ nông đến sâu, tại các khu vực như từ thái dương đến trũng mắt; má trước, giữa, bên; rãnh mũi má; má cằm; tái cấu trúc vùng cằm đã bị lão hóa.
Từ đó, tiêm filler có thể dùng trong chỉ định như thiếu thể tích tại các rãnh mũi, má, má cằm, nếp nhăn gian mày. Đồng thời, bác sĩ có thể dùng để khắc phục các hõm như trũng mắt, thái dương, má trong, má trước, má giữa... giúp định hình, trẻ hóa khuôn mặt.
Các trường hợp bị chảy xệ nhẹ đến trung bình, với cấu trúc dây chằng còn khá vững chắc cũng có thể tiêm filler.
Trong khi đó, phương pháp căng chỉ sẽ áp dụng trong các chỉ định như nâng cung mày và trán, thu gọn khuôn mặt, mô chảy xệ với dây chằng đã bị lỏng lẻo, trẻ hóa được lớp mỡ dưới da, lớp trung bì.
"Như vậy, có thể hiểu nôm na, filler có thể xây dựng một căn nhà từ móng đến nóc. Căng chỉ có thể gia cố những lỗ hổng ở nóc nhà. Khi hai phương pháp này kết hợp hài hòa với nhau sẽ cho ra một ngôi nhà kiên cố, bền đẹp", PGS Thanh nói.
Lão hoá da sẽ chia thành 4 loại, đối với loại 1 sẽ ưu tiên sử dụng filler, loại 2 và 3 sẽ phối hợp tiêm filler và căng chỉ, loại 4 ưu tiên chọn căng chỉ.
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.