Trong nhiều trường hợp, côn trùng cắn có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, gây nguy hiểm cho trẻ. Để có phương án xử lý kịp thời, bạn cần xác định vết đốt đó là của loài côn trùng nào.
Dấu hiệu nhận biết vết cắn của các loại côn trùng
Hiện nay, tình trạng nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi để côn trùng phát triển. Điều này dẫn đến những bệnh về da không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ luôn là “đối tượng” tấn công của các loại côn trùng.
Trẻ nhỏ thường là đối tượng tấn công của các loại côn trùng. |
Nhiều trường hợp côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề, đỏ , ngứa và thường có thể tự biến mất. Nhưng trong nhiều trường hợp, sức đề kháng của trẻ vốn vẫn chưa đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên khi bị côn trùng độc đốt có thể gây ra các phản ứng như dị ứng toàn thân, nổi mề đay, sưng phù nề, hay các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết….
Để biết được trẻ bị loại côn trùng nào đốt, cha mẹ cần dựa vào những biểu hiện của trẻ, từ đó mới có thể tìm được phương pháp xử lý phù hợp. Một số côn trùng phố biến gồm kiến ba khoang, muỗi, ong bắp cày, ong vò vẽ, bọ chét... có vết cắn và dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Khi bị kiến ba khoang đốt, vùng da tổn thương của trẻ sẽ có cảm giác rát bỏng tại chỗ, sau khoảng 6 - 8 tiếng sẽ xuất hiện ban đỏ, rát đỏ, ngứa lâu, thương tổn trên diện rộng và có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch.
Kiến ba khoang khiến trẻ ngứa rát và có thể gây sốt nhẹ. |
Trẻ nhỏ thường là “mồi ngon” của muỗi. Các vùng da bị muỗi cắn sẽ xuất hiện những đốm đỏ sưng lên gây ngứa nhiều. Còn khi trẻ bị bọ chét cắn, cha mẹ có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với dị ứng hay muỗi đốt vì các vết cắn cũng sưng và đỏ. Tuy nhiên, vết cắn của loại côn trùng này rất đau và ngứa. Chúng thường cắn khi trẻ đang ngủ. Bọ chét cũng có khả năng truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Ong vò vẽ cũng là loài côn trùng nguy hiểm với bé. |
Trong số các côn trùng, ong là loài có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới trẻ khi đốt. Khu vực bị ong bắp cày đốt sẽ có biểu hiện đỏ và sưng lên nghiêm trọng. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và đau đớn. Bố mẹ cần theo dõi cẩn thận, nếu thấy bé bị lạnh ở tay, chân, tai và môi trở nên xanh, nhợt nhạt, hoặc gặp các vấn đề về hô hấp, thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Còn các triệu chứng khi bị ong bò vẽ đốt là chỗ bị cắn trở nên đỏ và sưng lên. Bé sẽ cảm thấy đau, rát, ngứa và quấy khóc nhiều. Nọc độc của ong có thể gây xuất huyết trên da, trẻ có thể bị dị ứng, gây ra sốc phản vệ nên bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ.
Cách xử lý khi bị côn trùng cắn
Không ít cha mẹ chủ quan khi nghĩ rằng côn trùng cắn chỉ là một vết cắn nhỏ không mang nhiều nguy hiểm. Thực tế, vết cắn của một số loại côn trùng ngoài việc gây đau và sưng đỏ còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Khi bé bị côn trùng cắn thường kèm ngứa nhiều, theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ đưa tay lên gãi. Điều này khiến vùng da bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát. Đó là khi vi trùng có cơ hội từ bên ngoài xâm nhập vào gây nên nhiễm trùng da.
Với những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc thường xuyên bị côn trùng cắn sẽ dễ bị ngứa, chàm hóa. Bởi lúc này, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh gây nên ngứa nhiều, lâu dần sẽ trở nên sẩn ngứa. Ngoài ra, nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, làn da của trẻ sẽ rất dễ để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ.
Do đó, bé bị côn trùng cắn sưng tấy, cha mẹ cần thực hiện các bước sau. Đầu tiên, bố mẹ cần bình tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra nếu côn trùng đốt có ngòi cắm da bé. Sau đó, bố mẹ rửa nhẹ nhàng vết đốt bằng nước sạch để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng.
Tiếp đó, bố mẹ sát khuẩn vết đốt, lau sạch và băng lại bằng băng và gạc sạch. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, dấu hiệu và vết đốt không thuyên giảm, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bố mẹ không nên để tình trạng này kéo dài, vì quá 6 tiếng sau khi bị cắn, nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn rất cao.
Nếu trẻ không có biểu hiện bất thường, nhưng vết thương bị sưng nề và ngứa nhiều khiến trẻ quấy khóc, mẹ có thể thoa tại chỗ bằng dung dịch calamine nhiều lần trong ngày, cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Để an toàn hơn cho làn da của trẻ, ba mẹ nên sử dụng sản phẩm thành phần thiên nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa nhanh.
Mẹ có thể thoa sản phẩm Kem Em Bé cho con để giảm vết sưng ngứa, khó chịu khi bị côn trùng cắn. |
Mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem Em Bé - sản phẩm bôi da chuyên biệt, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một trong những sản phẩm chăm sóc làn da trẻ mà các gia đình nên trang bị, nhất là trong mùa hè, khi lượng côn trùng nhiều lên và bé hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
Sản phẩm Kem Em Bé chứa tinh chất nghệ nano curcumin, với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu nhanh tổn thương trên da bé. Tinh chất nghệ kết hợp cùng tinh chất cúc La Mã hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, tạo điều kiện để làn da mỏng manh của trẻ phục hồi và ngăn ngừa thâm sẹo.
Ngoài ra, sản phẩm Kem Em Bé còn chứa các thành phần thiên nhiên khác với khả năng thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn cho làn da, giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài.