Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cái giá đáng sợ để trở thành thần tượng Kpop

Để ra mắt trong làng nhạc Kpop, các thần tượng thường phải luyện tập rất vất vả. Không những thế, họ luôn phải chịu vô số những áp lực khi dấn thân vào ngành công nghiệp này.

Sau khi thành viên Kris rời khỏi nhóm EXO cũng như SM Entertainment, một loạt tin đồn đã xuất hiện. Điều này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về môi trường làm việc phi đạo đức của những công ty giải trí. Giống như những nghệ sĩ tiền nhiệm là JYJ và Hangeng, lý do mà Kris rời SM được cho là nam ca sĩ này không hài lòng với công ty quản lý của mình. Nhưng liệu sự thật có đơn giản chỉ là sự không hài lòng?

Kris quyết định đâm kiện SM trong khi EXO đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Kris quyết định đâm kiện SM trong khi EXO đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Kris đã đánh đổi 2 năm hoạt động cùng EXO và 5 năm luyện tập khắc nghiệt lấy một tương lai vô định không rõ ràng. Nhiều fan cho rằng nếu chỉ vì bất mãn với công ty thì nam ca sĩ sẽ không hành động quyết liệt như vậy. Sự đàn áp liên tục của hệ thống đào tạo trong Kpop đã khiến Kris phải đệ đơn kiện SM và rời khỏi công ty này.

Vụ việc của Kris không phải là một trường hợp cá biệt của ngành công nghiệp Kpop.

Bị bóc lột thậm tệ và nguy cơ bị lạm dụng tình dục

Quá trình huấn luyện của các thực tập sinh thường được bắt đầu từ rất sớm. Họ sống trong các khu ký túc xá như những người lính trong nhiều năm liền. Ban đầu các thực tập sinh phải đánh đổi rất nhiều thứ: những giờ luyện tập không ngừng nghỉ, xa gia đình, đời sống riêng tư bị nhiều người giám sát và đánh giá, học vấn thấp, không tiếp cận với kiến thức pháp luật và nhận thức xã hội, không đảm bảo sẽ được ra mắt. Tất cả mọi việc mà họ phải làm chỉ là luyện tập chăm chỉ.  

Cựu thành viên của After School – Bekah từng thừa nhận rằng cô đã phải trải qua quá trình thực tập sinh trong điều kiện vô cùng vất vả và chỉ được ngủ 30 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, chương trình VJ Special Forces của đài KBS từng đưa ra ánh sáng sự tồn tại phổ biến của việc hối lộ tiền và bóc lột tình dục trong ngành công nghiệp Kpop. Theo đó, một thực tập sinh cho biết: “Tôi biết rằng mình không có khả năng thể hiện hết tiềm năng của bản thân trong hoàn cảnh hiện tại nhưng họ lại đánh giá tôi khá tích cực. Tuy nhiên sau khi tôi vượt qua buổi thử giọng, họ yêu cầu tôi phải nộp 2.700 USD”.

Một đạo diễn giấu tên xác nhận: “Ngày nay, không có công ty nào tài trợ 100% chi phí cho các thực tập sinh. Nếu công ty đó có làm vậy thì nghệ sĩ sẽ không thể rời khỏi công ty. Thậm chí nếu thực tập sinh bị bóc lột tình dục thì cuối cùng người đó cũng chẳng thể lên tiếng”.

Một học sinh trung học chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Công ty đó nói rằng họ đang tìm kiếm một vai nhỏ và họ muốn gặp mặt tôi. Tuy nhiên, họ lại đưa tôi về nhà và ép tôi uống một vài loại rượu. Họ nói rằng họ cần biết tửu lượng của tôi. Sau đó, họ dán băng kín miệng tôi vì thế tôi không thể la lên. Công ty đó cho rằng để trở thành một người nổi tiếng thì tôi phải quan hệ tình dục”.

Jang Ja-yeon.
Jang Ja-yeon.

Vụ tự tử của Jang Ja-yeon và scandal của công ty giải trí Open World Entertainment chính là một minh chứng rõ ràng hơn về sự ngược đãi và áp bức trong ngành công nghiệp Kpop.

Ban đầu cái bẫy đã được đặt ra bởi trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Họ không chắc chắn về những quyền lợi và tương lai của mình. Chính vì vậy, các công ty giải trí càng dễ bóc lột và “tẩy não” các thực tập sinh. Trong trường hợp bị xâm hại tình dục, nó khiến cho nạn nhân đau buồn, sợ hãi và nổi giận nhưng họ lại không thể nói ra vì họ không chịu được những dị nghị từ xã hội và cảm thấy ô nhục trước công chúng, vì vậy họ bắt buộc phải tiếp tục làm việc.

Công ty giải trí không thực sự như một gia đình

Nếu như những sự việc đau lòng như vậy thường xuất hiện ở các công ty nhỏ, thì liệu có phải những công ty lớn như Big 3 đều làm ăn liêm chính? Với sức mạnh của khối tài sản khổng lồ và ảnh hưởng xã hội, quyền lực của Big 3 là rất lớn. Những chiến lược lôi kéo, liên minh ngầm với các đài truyền hình đã khiến cho họ có hình ảnh rất tích cực. Tuy nhiên, không phải công ty nào trong Big 3 cũng nhận được thiện cảm của công chúng.

Sau khi những thực tập sinh có khả năng ra mắt được lựa chọn, những người may mắn nhất sẽ được biểu diễn trên sân khấu sau 6 tháng. Tuy nhiên, hầu hết sẽ phải tiếp tục luyện tập trong vài năm. Các thực tập sinh luôn được công ty của mình nhắc đi nhắc lại rằng họ đã nhận được sự đầu tư rất lớn từ công ty giải trí, và việc tham gia vào một nhóm nhạc nào đó là một đặc ân mà công ty dành cho họ. Thực tế là tất cả các công ty đều làm việc vì lợi nhuận, và họ bắt buộc phải tính toán để tối đa hóa doanh thu.

YG Family.
YG Family.

Cách hoạt động của một công ty giải trí cũng phản ánh cấu trúc của xã hội Hàn Quốc. Người dân của đất nước này rất coi trọng vai trò của gia đình. Gia đình là điểm tựa và là nguồn gốc của các thành viên, chính vì vậy, tất cả các thành viên đều phải tuân thủ các quy định của người chủ gia đình (là nam giới).

Với Big 3, họ gọi công ty của mình là SM Town, JYP Nation, và YG Family. Việc chống lại người chủ/CEO sẽ bị coi như chống lại người cha trong gia đình. Do vậy các nghệ sĩ thường phải chú ý đến tất cả các hành vi của mình và nếu có 1 thần tượng nào có ý định nổi loạn thì họ sẽ bị cả xã hội coi là kẻ phản bội lại gia đình của chính mình.

Tuổi thọ ngắn ngủi

Mô hình tốt nghiệp của After School hay Nine Muses khiến các nghệ sĩ nhận ra rằng tuổi thọ của thần tượng là có hạn và họ không thể đi theo con đường này mãi mãi. Một bước đi sai sẽ ngay lập tức loại họ ra khỏi cuộc chơi và khiến họ phải gánh chịu tất cả những thiệt hại.

After School.
After School.

Nam ca sĩ Jay Park từng nói về cuộc sống của một thần tượng: “Nó khá là khốc liệt. Tất cả đều cố gắng để ra mắt nhưng bạn sẽ không biết ai là người được họ lựa chọn. Bạn có thể bị thay thế nếu họ cảm thấy có người nào đó thích hợp hơn. Lúc ấy bạn sẽ bị gạt ra ngoài. Để tồn tại được bạn bắt buộc phải chiến thắng trong trò chơi của mình”.

Các fan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của thần tượng nhưng chính họ cũng là những người mang đến không ít phiền toái. Một khi đã được người hâm mộ tung hô, thần tượng sẽ trở thành một đối tượng “siêu phàm” và được quan tâm quá mức. Bất kể tâm trạng thất vọng, buồn chán hay thậm chí là hạnh phúc đều có thể trở thành dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng và vô ơn với công ty và người hâm mộ.

Thành viên Nana của nhóm nhạc After School từng đề cập tới điều này trên chương trình Roommate khi nói chuyện cùng Hong Soo-hyun. Theo đó, vì áp lực, mệt mỏi và làm việc quá sức nên nữ ca sĩ không thể cảm thấy hạnh phúc dù cô đang được làm những gì mình thích. Các thần tượng không thể than phiền bởi họ luôn cần phải biết ơn nhiều người cho sự thành công của mình.

Ảnh hưởng của người hâm mộ có thể khiến cho thần tượng của mình phải sống trong một hệ thống đầy áp bức. Điều này có thể dễ dàng được nhận ra thông qua lực lượng fan đông đảo của EXO. Các fan đã thể hiện sự quan tâm quá mức tới các thành viên và coi họ như thần thánh. Tư tưởng điên rồ này đã khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng ác cảm với fandom mà cả nhóm EXO.

EXO.
EXO.

Bên cạnh đó, một số công ty giải trí luôn bị ám ảnh với việc xây dựng một hình ảnh đoàn kết với các thành viên thân thiết như một gia đình. Chính điều này đã khiến cho không ít fan cảm thấy hoảng loạn, buồn bã và sau đó là chỉ trích, cay nghiệt khi một thần tượng nào đó quyết định đặt lợi ích của họ lên trên tất cả các thành viên khác.

Cảm giác bị đối xử như một vật cản trở khi thần tượng muốn được tự do khiến cho ảo tưởng “fan là quan trọng nhất với thần tượng” đột ngột vỡ vụn. Từ đó, cộng đồng fan bắt đầu xảy ra những vụ tranh cãi nội bộ, phẫn nộ và quay cuồng với những lời nói dối. Phản ứng dữ dội này có thể được xem như một trong những lí do khiến cho nhiều thần tượng âm thầm chấp nhận những “tội danh” mà công chúng gán cho họ, đặc biệt là khi những nghệ sĩ này còn muốn ở lại và làm việc tại Hàn Quốc.

http://www.tiin.vn/chuyen-muc/nhac/cai-gia-dang-so-de-tro-thanh-than-tuong-kpop.html

Theo Quỳnh Bean/Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm