Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cái thằng cụt chân giờ sao rồi?'

Lúc đi chơi, Thiện Nhân bị một nhóm phụ nữ lao vào "vạch" ra xem. Có những lúc em còn phải nghe những câu hỏi: "Mẹ nó có đến tìm nó không?", "Cái thằng cụt chân giờ sao rồi?".

Ngày 14/11, bà Kim Anh (mẹ của chị Mai Anh, bà bé Thiện Nhân) đăng tải dòng tâm sự chia sẻ về một trong những khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống của "chú lính chì" bé nhỏ, dũng cảm. 

Từ những dòng chia sẻ này, nhiều độc giả mới hiểu rõ, hành trình hòa nhập với cộng đồng của Thiện Nhân quả không dễ dàng gì.

Trong câu chuyện của bà Kim Anh, Thiện Nhân và các anh ra công viên đạp xe, tản bộ. Chơi xong, Thiện Nhân chống một bên nạng nhảy theo các anh từng bước để ra về. Lúc này, trong công viên xuất hiện một nhóm 2, 3 người phụ nữ đi vào. 

Thiện Nhân và mẹ Mai Anh.
Thiện Nhân và mẹ Mai Anh.

Những bức tranh cảm động hướng về nước Pháp

Trong bối cảnh cả thế giới thương tiếc cho những nạn nhân của cuộc đánh bom nước Pháp ngày 13/11, các họa sĩ trẻ đã cùng nhau gửi gắm tình cảm qua tranh vẽ.

Một cô reo lên "Thiện Nhân này", một cô khác tiến đến ôm lấy Nhân và nói: "Để cô xem chim". Người phụ nữ này túm quần cậu bé, Nhân vội túm chặt quần.

Anh trai của Nhân lao ngay vào ôm lấy em, la lên: "Sao cô lại tụt quần em cháu?". Hai anh em mặt tái mét kêu mẹ cầu cứu. Lúc này, chị Mai Anh nghe tiếng con gọi chạy lại gạt cô kia ra. Bức xúc chị quát ầm lên rồi ba mẹ con dắt nhau về. Mẹ thì hầm hầm, ngân ngấn nước mắt, Thiện Nhân mặt tái nhợt nắm tay mẹ. 

Bà Kim Anh cũng chia sẻ, Thiện Nhân ra đường còn gặp nhiều chuyện rắc rối khác. Có người buông những câu nói rất vô tâm như: "Ơ thằng bé này què" rồi các câu hỏi: "Mẹ nó có đến tìm nó không?", "Cái thằng cụt chân nhà bà nhận về nuôi giờ nó sao rồi?"...

Những lúc như vậy, Nhân chỉ đi và im lặng. Bà Kim Anh cũng cho biết thêm: "Thiện Nhân lớn rồi. Cháu biết tra mạng. Mẹ cháu cũng đã kể hết cho cháu. Cháu hiểu rất nhiều vì cháu nhạy cảm, thông minh".

Cậu bé đã phải trải qua nhiều đợt phẫu thuật.
Cậu bé đã phải trải qua nhiều đợt phẫu thuật.

Trước những khó khăn con trai gặp phải, chị Mai Anh đã dành những dòng viết đầy tình cảm trìu mến để nói về chặng đường song hành đầy sóng gió của hai mẹ con. Xin trích đăng đầy đủ đoạn chia sẻ này:

"Mẹ đang đau, đang chịu đựng, đang khóc. Trong cả cái hành trình đau khổ của 2 mẹ con mình, cái gì cũng cần tiết kiệm. Tiết kiệm nỗi đau. Tiết kiệm sự chịu đựng. Tiết kiệm cả nước mắt. Chỉ vì chúng ta có quá nhiều đau đớn.

Con đã từng hỏi câu hỏi mà nếu là con ai cũng muốn tìm câu trả lời: Tại sao con lại bị mất chân, mất chim? “Nhân à, mẹ đã làm mất chân, mất chim của con đấy. Con có giận mẹ không? Con không giận mẹ, vì mẹ là mẹ của con. Mẹ yêu con”.

Thực sự là Thiện Nhân rất yêu mẹ. Chúng mình đã sống, đã yêu không chút giấu diếm, không một oán trách. Và mẹ hiểu, nếu ai yêu con thì con sẽ yêu lại. Đời người chỉ cần sống có vậy.

Trong cái hành trình này mẹ chỉ đôi ba lần khóc. Những giọt nước mắt hiếm hoi chảy ra rồi lại nuốt vào lòng. Còn đêm nay mẹ đang khóc, mẹ khóc nức nở không dừng nổi. Khóc với cảm giác lần đầu tiên có - là sự sợ hãi khi mẹ quá bé nhỏ không còn bảo vệ được chàng trai Thiện Nhân của mẹ.

Mẹ con mình đã cùng nắm ngón tay cái của nhau qua các đợt phẫu thuật, nắm chặt tay nhau đối mặt với nhiều tò mò. “Mẹ đẻ của Thiện Nhân có tìm con không? Nếu sau này mẹ Nhân tìm cháu thì chị có cho phép nhận nhau không? Khi lúc vứt bỏ Thiện Nhân đi mẹ cháu bao nhiêu tuổi? Tại sao pháp luật lúc đó lại không xử lý?”.

Nhân chỉ có một mẹ, vì mẹ đã sinh ra con từ trái tim. Như Daddy Greig nói, khác khái niệm với Người đã đẻ ra một đứa bé.

Mẹ đã sống, đã trải qua nhiều những nỗi đau không được phép nói ra lời, bằng cái cách làm gì tốt nhất, hợp với trái tìm mình nhất trong mọi hoàn cảnh. Và chàng trai Thiện Nhân cũng đã vì yêu mẹ mà sống theo như thế.

Chúng mình đã sống không có oán trách, đúng không Thiện Nhân. Nhưng điều đó không có ý nghĩa là chúng mình sống những ngày đáng giá như thế này để làm minh chứng tốt đẹp cho đáp án của các loại câu hỏi đó.

Vậy có câu trả lời nào được định sẵn cho bất cứ quá khứ hay tương lai liên quan tới Thiện Nhân được.

Những ngày này các bàn tán tò mò lại bắt đầu. Và mẹ không thể giang đôi cánh gà mẹ che khắp thế gian này để bảo vệ Thiện Nhân, bảo vệ quá khứ mà chúng ta đã từng thẳng thắn đối diện một cách bình thản nhất. Thế nên mẹ khóc.

Chắc chắn đến một ngày chàng trai bé nhỏ của mẹ đủ mạnh mẽ, đủ khôn lớn thì thời điểm và cách quyết định kết thúc mọi chuyện, kết thúc cái hành trình này là do con lựa chọn. Và mẹ vẫn bên con, con có thể nắm ngón tay cái của mẹ bất cứ lúc nào vẫn như mọi khi con nắm tay mẹ để bình thản chịu đựng từng mũi tiêm, từng giây phút sợ hãi trước khi thuốc mê lôi con chìm vào vô thức.

Thiện Nhân con, mẹ đã là người bắt đầu, nhưng người làm nên kết thúc sẽ là con đấy. Trước cái thời khắc kết thúc đó, mẹ có thể làm những gì để ngăn nổi thế gian này. Mẹ đau, mẹ chịu đựng, mẹ khóc.

Đau - Chịu đựng - Khóc - để hiểu rằng mẹ không thể đau hơn, không thể chịu đựng hơn, không thể khóc hơn nếu ngày mai kia có bất cứ cá nhân nào, bàn tán nào, bài báo nào đào xới về quá khứ mang nỗi đau tột cùng để làm đau đớn hiện tại, đớn đau thêm tương lai của Thiện Nhân.

Và mẹ cần tất cả những người yêu Chú lính chì Thiện Nhân giúp mẹ có thể yên tâm trước nỗi sợ hãi đong tràn nước mắt này, mẹ thực sự cần được chia sẻ, tiếp sức. Vì mẹ đang vẫn phải đi tiếp. Thiện Nhân cần phải sống tiếp. Đời người chỉ cần sống có vậy".

Trước những dòng viết đầy xúc động này, nhiều độc giả rất đồng cảm với những người đã cưu mang cậu bé. 

Bạn Yến Hoàng viết, cảm ơn người đã không sinh ra "chú lính chì Thiện" Nhân nhưng là người đau với nỗi đau của con, vui với niềm vui của con, buồn với nỗi buồn của con. Cảm ơn cuộc đời đã ban cho Thiện Nhân một người Mẹ đích thực.

Một bạn khác cũng nhấn mạnh, Thiện Nhân chịu nhiều nỗi đau. Nỗi đau thể xác và nỗi đau về tinh thần vì thói tò mò tọc mạch của một số người Việt. Người ta không giúp gì cho con nhưng người ta lại muốn lấy câu chuyện của con để thỏa mãn sự hiếu kỳ của họ. 

Bạn DoChienThang nói: "Trí tò mò và vô tâm của người đời làm tổn thương tâm hồn thơ ngây và trong trẻo của cháu. Cứng cỏi lên nhé cháu".

Trước những rắc rối này, một độc giả khác cho rằng, mong Nhân hãy làm quen, đối mặt với những ngang trái sẽ còn rất nhiều để vượt lên hoàn cảnh một cách bình thản và kiêu hãnh.

Tâm sự xúc động của cử nhân Luật làm nghề hút hầm cầu

Tốt nghiệp ĐH Luật TP HCM nhưng chàng trai tên Tuấn (24 tuổi) lại làm nghề hút hầm cầu. Câu chuyện về các trải nghiệm của 9X hiện thu hút hàng nghìn lượt xem và chia sẻ trên VOZ.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/273412/-cai-thang-cut-chan-gio-sao-roi--.html

Theo P.Lễ/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm