Lise Klaveness, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Na Uy (NFF), muốn thay đổi tiền lệ tồi tệ này. Trong tháng qua, bà trở thành ứng viên nữ đầu tiên chạy đua với các ứng viên nam để giành ghế trong ủy ban điều hành của UEFA (ExCo). Trước đó, bà đã quyết định không ứng cử vào một ghế trong hạn ngạch mà tổ chức dành riêng cho phụ nữ, theo CNN.
Tuy nhiên, Klaveness đã không thành công. Ủy ban điều hành của UEFA có 20 thành viên, 19 trong số đó vẫn là nam giới.
Ủy ban này có "kiểm soát tổng thể" đối với cơ quan chủ quản. Tại Đại hội UEFA năm nay, 7 trong 8 vị trí do nam giới đảm nhận. Laura McAllister, cựu đội trưởng xứ Wales, người ngồi vào vị trí duy nhất dành riêng cho phụ nữ, cũng được bổ nhiệm làm phó chủ tịch.
Sau Euro nữ năm ngoái ở Anh, UEFA đã nhận thấy "sự quan tâm chưa từng có đối với giải đấu, cả về số lượng người đến sân vận động kỷ lục, số lượng người xem truyền hình và fan theo dõi trực tuyến lớn hơn bao giờ hết".
Tổ chức này cũng tự hào sẽ tạo ra chương trình hỗ trợ kéo dài đến năm 2024, "nhằm mục đích thu hút nhiều bé gái và phụ nữ tham gia bóng đá một cách thường xuyên hơn".
Tuy nhiên, sự nhiệt tình và hỗ trợ này không được nhân rộng ở cấp cao nhất của tổ chức. Những người có quyền ra quyết định luôn là nam giới và phòng họp cấp cao của tổ chức dường như vẫn là "vùng cấm" đối với phụ nữ.
Không chỉ là vấn đề của UEFA
Theo luật mới của EU được thông qua vào cuối năm 2022, các công ty phải có 40% "giới tính ít được đại diện trong số các giám đốc không điều hành hoặc 33% trong số giám đốc" vào năm 2026.
UEFA là tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ, không phải là công ty tư nhân, vì vậy không chịu sự điều chỉnh này của pháp luật.
Nhưng Klaveness cho rằng cách UEFA điều hành "không phản ánh lợi ích chung của xã hội", nói thêm rằng nếu ủy ban điều hành có "19 trong số 20 người là nam giới, thì điều đó đồng nghĩa rằng phụ nữ không bao giờ là sự ưu tiên".
Với doanh thu hơn 4 tỷ Euro (4,4 tỷ USD) cho mùa giải 2021/22 và 97% doanh thu được tuyên bố là đưa "trở lại bóng đá", UEFA nắm giữ quyền lực to lớn để thay đổi môn thể thao này.
Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một thập kỷ gần đây trong thời gian tồn tại gần 70 năm của UEFA, phụ nữ mới được đưa vào cấp cao nhất của tổ chức.
Lise Klaveness là Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Na Uy. Ảnh: Shutterstock. |
Lần đầu tiên một phụ nữ có mặt trong ExCo là vào năm 2012. Karen Espelund của Na Uy được "bổ nhiệm" chứ không phải "được bầu" vào vị trí này do vai trò là chủ tịch Ủy ban bóng đá nữ, UEFA cho biết.
Trước khi McAllister đảm bảo ghế dành riêng cho nữ năm 2023, Florence Hardouin của Pháp là thành viên nữ duy nhất được bầu vào ExCo, đảm bảo ghế dành riêng cho nữ tại Đại hội 2016 ở Budapest, UEFA cho biết thêm.
Klaveness, người đã trở thành giám đốc bóng đá của NFF vào năm 2018, và sau đó là nữ chủ tịch đầu tiên của liên đoàn vào tháng 3/2022, cho biết việc thiếu đại diện ở cấp độ cao nhất của bóng đá châu Âu đã ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới túc cầu.
"Đó không chỉ là về UEFA, bởi vì UEFA là kết quả của việc bạn bầu ra những chủ tịch, liên đoàn ở các quốc gia khác nhau. Hầu hết liên đoàn ở châu Âu có rất ít phụ nữ".
Klaveness nói thêm rằng phụ nữ không có chỗ đứng tại UEFA sẽ đe dọa sự phát triển của môn thể thao dành cho nữ.
Cơ hội thay đổi
Cuối năm nay, Australia và New Zealand sẽ tổ chức World Cup nữ 2023. Giải đấu sắp tới đã thúc đẩy các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề trả lương công bằng theo giới.
Số liệu về lượt xem cho thấy nhu cầu theo dõi các trận đấu của nữ đang tăng lên nhanh chóng: World Cup nữ 2019 thu hút được "lượng khán giả kỷ lục" là 1,12 tỷ người xem trên toàn cầu, theo cơ quan quản lý quốc tế FIFA.
Euro 2022 là giải "được xem nhiều nhất" trong lịch sử giải đấu dành cho nữ với lượng người xem trực tiếp trên toàn cầu là 374 triệu, theo UEFA.
"Bóng đá nữ là môn thể thao lớn nhất trên thế giới dành cho các bé gái và phụ nữ. Chúng ta có xu hướng quên đi điều đó bởi vì chỉ so sánh nó với sức hút của bóng đá nam", Klaveness nói.
Hồi tháng 3, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino thông báo số tiền thưởng cho World Cup nữ năm nay, khai mạc vào ngày 20/7, sẽ tăng 300% lên 150 triệu USD.
Năm 2022, Liên đoàn Bóng đá Mỹ cam kết đội tuyển quốc gia nam và nữ sẽ nhận lương, thưởng như nhau sau nhiều năm tranh chấp, kiện tụng. Ảnh: Alex Grimm. |
Nhưng trong khi số tiền thưởng cho giải đấu dành cho nữ hiện gấp ba lần con số năm 2019 và gấp 10 lần so với năm 2015 – trước khi Infantino làm chủ tịch FIFA – thì nó vẫn thấp hơn đáng kể so với 440 triệu USD được trao tại World Cup nam 2022 ở Qatar.
Trước thềm giải vô địch bóng đá nữ thế giới, các cầu thủ của một số đội tuyển hàng đầu, bao gồm Canada, Pháp và Tây Ban Nha, đã đấu tranh để được trả lương và đối xử bình đẳng.
Hồi 2/2022, đội tuyển nữ của Mỹ đã đạt được thỏa thuận trả lương công bằng mang tính bước ngoặt, với việc liên đoàn đồng ý chia đều số tiền thưởng cho nam và nữ tuyển thủ.
Nhưng theo Klaveness, nếu hội đồng có quyền kiếm soát, ra quyết định luôn ở rất xa phụ nữ, họ có thể làm mọi việc với mục đích tốt, nhưng không thực sự biết điều gì hiệu quả.
"Họ cũng không biết: Bóng đá nam và nữ có gì khác nhau? Điểm tương đồng là gì? Đâu là sự khác biệt, không chỉ về giới tính mà còn về thị trường, về sân chơi?".
Klaveness nói rằng điều quan trọng là các giám đốc điều hành có ảnh hưởng trong lĩnh vực bóng đá nữ phải làm việc với nhà tài trợ để đưa ra mức thù lao phù hợp.
Chủ tịch NFF cho biết cần có "sự bình đẳng hoàn toàn" trong các hệ thống giáo dục và hội đồng quản trị để những khoản đầu tư vào bóng đá nữ đạt hiệu quả cao nhất.
"Phải ý thức rất rõ rằng hiện nay chúng ta có một hệ thống mà sự phổ biến của nam giới có thể kìm hãm phụ nữ", bà chia sẻ.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.