Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cấm nữ sinh mặc áo ngực móc kim loại vì sợ gian lận thi cử

Chính quyền tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, cấm các nữ sinh mặc áo ngực có móc kim loại vào phòng thi, nhằm đề phòng các em gắn những thiết bị quay cóp công nghệ cao bên trong áo.

Trước áp lực thi cử, nhiều thí sinh và phụ huynh Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư vào các thiết bị công nghệ cao nhằm luồn lách qua quy chế thi nghiêm ngặt.

Gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Nó gần như mang tính quyết định đối với tương lai các học sinh. Vì thế, mặc dù quy chế thi rất nghiêm ngặt, nhiều thí sinh vẫn liều lĩnh gian lận với hy vọng đậu vào trường đại học mong muốn.

Hai người ngồi quán cafe đọc bài giải vào phòng thi

Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang tạm giữ 2 người đề điều tra hành vi dùng thiết bị đọc bài giải môn Lịch sử vào phòng thi sáng nay.

Tình trạng gian lận thi cử diễn ra khá phổ biến trong giới học sinh, sinh viên. Điểm đặc biệt là trước kỳ thi quan trọng như Gaokao, các sĩ tử và gia đình không tiếc tiền đầu tư, mua những thiết bị công nghệ cao cực kỳ tinh vi, nhằm gian lận trót lọt.

Thí sinh Trung Quốc giấu các thiết bị công nghệ cao trong áo. Ảnh: CFP.

Tai nghe siêu nhỏ không dây, đồng hồ, bút gắn máy quét hình ảnh mini là những thiết bị được sử dụng nhiều nhất. Nhiều em lợi dụng giày, áo, túi đựng bút, kính mắt để giấu các mạch điện tử, phục vụ cho việc tuồn đề thi ra ngoài.

Thiết bị công nghệ cao không chỉ là công cụ của các thí sinh, mà còn là đồ nghề của những người đi thi hộ. Trên thực tế, họ không giỏi kiến thức hơn học sinh phổ thông, chỉ giỏi sử dụng các thiết bị gian lận hơn.

Năm 2015, chính quyền một số tỉnh ở Trung Quốc thậm chí phải huy động máy bay không người lái, máy phá sóng, máy rà kim loại để đối phó thủ đoạn gian lận thi cử ngày càng tinh vi của thí sinh. 

Tỉnh Cát Lâm cấm các nữ sinh mặc áo ngực có móc kim loại vào phòng thi nhằm đề phòng các em gắn các thiết bị quay cóp tinh vi bên trong áo.

Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái nhằm đối phó với việc thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao trong quá trình làm bài. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Năm 2014, Trung Quốc bắt hơn 2.400 thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi Gaokao. Đặc biệt, tại một điểm thi, 700 sĩ tử vi phạm quy chế thi có tổ chức. Những người thi hộ làm bài trước rồi đọc đáp án cho các thí sinh xung quanh thông qua bộ truyền âm và tai nghe siêu nhỏ.

Năm 2009, Trung Quốc xử phạt 8 giáo viên và phụ huynh ở tỉnh Chiết Gian từ 6 tháng đến 3 năm tù, vì tội tiết lộ bí mật quốc gia sau khi giúp con em gian lận thi cử, BBC đưa tin. 

Một nhóm phụ huynh, bao gồm quan chức địa phương, thuyết phục một giám thị tuồn đề thi ra cho họ. Sau đó, những người này nhờ 6 sinh viên đại học làm bài, gửi đáp án vào phòng thi cho con thông qua thiết bị điện thoại di động và tai nghe siêu nhỏ. 

Một người khác gian lận bằng thủ đoạn tinh vi hơn. Ông nhờ một thí sinh khác dùng máy quét siêu nhỏ để truyền đề thi ra ngoài và thuê 9 giáo viên viết đáp án rồi gửi lại phòng thi qua máy quét cho hai thí sinh.

Trước tình trạng thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử dưới sự tiếp tay của giáo viên và phụ huynh, Quốc hội Trung Quốc đang xem xét dự luật mới. Theo đó, những người có hành vi gian lận trong kỳ thi quốc gia có thể bị phạt tù từ 3 đến 7 năm tù, theo China Daily.

Lời kể người giáp mặt cặp đôi đọc bài giải Sử vào phòng thi

Trước khi bị cảnh sát tạm giữ để điều tra việc dùng thiết bị đọc bài giải môn Lịch sử vào phòng thi sáng nay, cặp nam nữ từng đến quán cà phê 2 hôm trước với biểu hiện nghi vấn.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm