Hai tuần trước ngày khai giảng, 97 em học sinh tập trung tại trường tiểu học Phan Văn Trị để bắt đầu làm quen với không gian và kiểu sinh hoạt mới. Ở buổi đầu tiên, các em biết vị trí phòng học, nhà vệ sinh, các phòng chức năng. Trong hình, học sinh lớp 1 đang tập đứng dậy, học cách chào mỗi khi thầy cô bước vào lớp. |
Nhiều em tỏ ra lo lắng, hoang mang khi lần đầu bước vào môi trường học tập mới mà không có ba mẹ ở bên. |
Khoảng 7h sáng, các em cùng ba mẹ tập trung dưới sân trường. Em Dương Hải luôn theo sát mẹ. Em được mẹ và thầy cô động viên để mạnh dạn hơn khi tới lớp. |
Trường tổ chức hoạt động văn nghệ, ca nhạc, ảo thuật để giúp các bé lấy lại tinh thần, làm quen, vui đùa. |
Cô Lê Thị Yến, chủ nhiệm lớp 1/3, chia sẻ: "Phần lớn học sinh sẽ lo lắng khi thay đổi môi trường. Trong giai đoạn đầu, các con cùng phụ huynh có thể tập thói quen mới cùng nhau, như việc chủ động chia sẻ về việc học. Những câu hỏi thăm đơn giản như 'hôm nay con học gì, chơi với ai?' rất quan trọng". |
Phía cổng trường, thầy cô và mascot đều vui vẻ chào đón các em. Cái nắm tay của ba mẹ đã tiếp sức mạnh tinh thần rất lớn cho những cậu bé, cô bé trong hành trang đến trường đầu đời. |
Hồ Minh Khang, học sinh lớp 1/3, mang bên mình hộp bánh yêu thích. "Ba mẹ bảo đến trường vui lắm, nhưng mà em chỉ thấy vui chút xíu, vui vừa vừa", em nói. |
Khu vực sân trường chia làm hai khu vực cho cả phụ huynh và học sinh. Được dõi theo sự trưởng thành của con cái luôn là niềm vui lớn của nhiều cha mẹ. |
Trong hai tuần làm quen này, các em sẽ đến trường từ thứ hai đến thứ sáu, tập trung từ 7h30 đến 10h30. Mỗi lớp học hơn 20 em sẽ có một cô giáo chủ nhiệm và một bảo mẫu. |
Trong hình, cô Kiều Nhi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/4, đang khuyến khích các em đọc to rõ tên mình, giới thiệu bản thân với bạn bè cùng lớp. |
Sau khoảng 30 phút làm quen, nhiều em dần thoải mái hơn. Các em đang xếp hàng đoàn tàu, để nghe hướng dẫn về khu vực nhà vệ sinh cũng như các phòng chức năng khác. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.