Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh của Jisoo BlackPink

Nhiều năm trôi qua, cổ bên phải của Jisoo thường xuyên bị sưng hạch bạch huyết. Điều này khiến không ít người hâm mộ lo lắng cho sức khỏe của nữ ca sĩ.

Cổ bên phải với vết sưng hạch to của Jisoo. Ảnh: Koreaboo.

Cách đây ít ngày, Jisoo (BlackPink) gây lo lắng vì hình ảnh vết sưng trên cổ. Theo Koreaboo, ngay sau đó, YG Entertainment xác nhận nữ ca sĩ không gặp vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Jisoo hoàn toàn khỏe mạnh.

Hạch bạch huyết sưng nhiều năm

Đây không phải lần đầu tiên người hâm mộ nhận thấy cổ của nữ diễn viên Snowdrop bị sưng hạch.

Tháng 9/2021, trong teaser chương trình Delicious place, chị cả BlackPink Jisoo xuất hiện với bên phải cổ có nốt hạch to, nổi rõ.

Ngày 10/9/2020, tài khoản SBS Entertainment đăng video giới thiệu chương trình ẩm thực Tasty Square với khách mời là thành viên Jisoo của BlackPink. Trong clip dài 35 giây, người hâm mộ tinh mắt phát hiện ra chi tiết bất thường của Jisoo khi tham gia chương trình.

Trong cảnh quay bắt cận Jisoo từ góc bên phải, khán giả phát hiện trên cổ trưởng nhóm BlackPink xuất hiện vết sưng hạch bạch huyết.

Năm 2019, người hâm mộ từng thấy vết sưng hạch bạch huyết tương tự trên cổ Jisoo trong thời gian cô và các thành viên BlackPink lưu diễn thế giới.

Các hạch bạch huyết sưng to khi cơ thể một người ở trạng thái mệt mỏi hoặc nhiễm bệnh. Tình trạng của Jisoo trong Tasty Square khiến người hâm mộ lo ngại sức khỏe thần tượng không tốt.

Sưng hạch bạch huyết có đáng lo?

Các hạch bạch huyết bị sưng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Những cục u nhỏ mềm và thường gây đau.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng đường hô hấp trên nhưng chúng có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu chúng to ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Hạch bạch huyết là hệ thống gồm hàng trăm khối tế bào nhỏ như hạt đậu. Chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể, nhiều nhất tại vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn. Bình thường, chúng ta khó sờ thấy hạch. Tuy nhiên, khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, hạch sưng to. Chỉ những vị trí như cổ, nách, bụng và bẹn, bạn mới có thể sờ thấy hạch.

Jisoo sung hach anh 1

Nổi hạch toàn thân có thể là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng, viêm, mắc các bệnh lý ác tính hoặc do quá căng thẳng. Ảnh: Merck Manuals.

Hệ thống hạch là tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch. Cơ thể nổi hạch bất thường có thể là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Phản ứng sau tiêm vaccine

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), sưng hạch bạch huyết là một trong những phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Covid-19. Sau khi tiêm vaccine vào cánh tay, các hạch bạch huyết ở vùng nách đôi khi có thể sưng lên do hệ thống miễn dịch được kích hoạt và xây dựng hệ thống kháng thể.

Theo CDC, 11% những người được chủng ngừa bị sưng hạch bạch huyết sau liều đầu tiên và 16% phát hiện ra nó sau khi tiêm liều thứ hai.

Người bị nổi hạch bất thường toàn thân là khi hơn 2 nhóm hạch bạch huyết không liền nhau xuất hiện. Thủ phạm gây nên tình trạng này có thể đến từ nhiễm trùng, bệnh tự miễn, khối u ác tính, mất mô bào, tăng sản lành tính hoặc phản ứng thuốc.

Theo Mayo Clinic, hạch bạch huyết sưng thường đi kèm với đau, có kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn. Tùy thuộc nguyên nhân gây nổi hạch, bệnh nhân có thể gặp thêm những triệu chứng như: Chảy nước mũi, đau họng, sốt, những dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.

Phản ứng với một số loại thuốc

Phản ứng tiêu cực khi chúng ta uống một số thuốc có thể gây nổi hạch toàn thân. Trong một vài tuần kể từ khi dùng phenytoin, một số bệnh nhân gặp phải hội chứng mở rộng hạch bạch huyết vùng hoặc toàn thân. Sau đó, họ bị phát ban, sẩn đỏ nghiêm trọng, sốt, lá lách to, vàng da và thiếu máu.

Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 2-3 tháng ngừng thuốc. Một số loại thuốc khác cũng triệu chứng tương tự, bao gồm mephenytoin, pyrimethamine, phenylbutazone, allopurinol và isoniazid...

Bệnh lý nhiễm trùng, truyền nhiễm

Sưng hạch khắp cơ thể có thể là do nhiễm virus HIV, bạch cầu đơn nhân hoặc rối loạn hệ miễn dịch (bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ).

Không ít trường hợp, nổi hạch toàn thân cảnh báo nạn nhân mắc ung thư và nhiều bệnh lý ác tính khác. Lúc này, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như sốt, chán ăn, đau nhức không đặc hiệu, sụt cân, đổ mồ hôi vào ban đêm. Các loại bệnh ung thư như máu, gan, mật đều có thể tấn công hệ thống hạch.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai, áp xe răng, lao, phản ứng với thuốc phenytoin cũng có thể gây sưng hạch.

Chúng ta làm việc quá sức, căng thẳng, cơ thể phải hoạt động nhiều cũng khiến hạch nổi lên và sưng to. Tình trạng này sẽ mất đi khi chúng ta sinh hoạt điều độ lại.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe


Dấu hiệu ở bàn tay cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm

Tình trạng sưng phù, đỏ ửng của bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh như viêm khớp, gout, tiểu đường...

L'Oréal bị kiện vì thuốc ép tóc liên quan ung thư tử cung

Không chỉ L'Oréal, nhiều công ty hóa chất khác cũng đang bị kiện vì cáo buộc các sản phẩm ép tóc của họ khiến phụ nữ tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung.

Tac hai cua ngoay mui hinh anh

Tác hại của ngoáy mũi

0

Các nhà nghiên cứu của Đại học Griffith chứng minh ở chuột, vi khuẩn có thể đi qua dây thần kinh khứu giác trong mũi và vào não, gây ra triệu chứng mắc bệnh Alzheimer.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm