Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh Kasim Hoàng Vũ mắc

Gần đây, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ xuất hiện với khuôn mặt khác lạ, biến dạng khó tin, khiến nhiều người thắc mắc.

Ngoại hình khác lạ của Kasim Hoàng Vũ. Ảnh: NVCC.

Mới đây, trên trang cá nhân, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đăng tải hình ảnh mới với khuôn mặt khác lạ. Trả lời nghi vấn về phẫu thuật thẩm mỹ, nam ca sĩ cho biết mình mới hoàn thành ca phẫu thuật nang xương hàm và cổ do mắc bệnh viêm khớp xương hàm.

Là người từng điều trị nhiều ca bệnh tương tự và qua quan sát hình ảnh, TS.BS Tống Thanh Hải, Chủ nhiệm hoa Vi phẫu và tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, mặt nam ca sĩ bị lệch do biến chứng sau phẫu thuật khớp thái dương.

"Góc nhìn tạo hình cho thấy chức năng nửa mặt bị xệ, teo nhẹ vùng góc hàm, môi lệch, sẹo vùng quanh cằm co kéo gây ảnh hưởng hình giải phẫu vùng cằm. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không dùng đường này để làm bất cứ thủ thuật gì trên mặt. Vậy nên đây không phải là kết quả phẫu thuật thẩm mỹ hỏng", tiến sĩ Tống Hải khẳng định.

kasim hoang vu anh 1

TS Hải khẳng định Kasim Hoàng Vũ không phẫu thuật thẩm mỹ hỏng. Ảnh: BSCC.

Về viêm khớp xương hàm, TS Tống Hải cho biết đây là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh, khớp thái dương bị suy giảm chức năng khiến sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng xấu. Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau theo chu kỳ, cơn co thắt cơ, tình trạng mất cân bằng ở khớp nối phần xương hàm với xương sọ.

"Bệnh nhân viêm khớp thái dương thường có triệu chứng đau nhức một bên hoặc cả hai bên hàm, đau hơn khi nhai hoặc khi cử động hàm, khi nhai có tiếng động 'lục cục' phát ra", tiến sĩ Tống Hải cho biết.

Ngoài ra, do vùng tai, hàm sưng nhức, người bệnh gặp khó khăn trong việc há miệng. Nếu bệnh nặng, bệnh nhân có thể gây đau liên hồi, kéo theo đau răng, tai, đầu và chóng mặt.

Viêm khớp thái dương có thể xuất hiện sau chấn thương vùng hàm mặt, thoái hoá xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

Một số người bị lệch hàm do nhai, cắn về một bên hoặc có răng lệch lạc cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Do đó, tiến sĩ Tống Hải khuyến cáo người dân nên đi khám chuyên khoa khớp nội tiết hoặc răng hàm mặt khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên.

Theo chuyên gia, viêm khớp thái dương hàm không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm điều trị đúng nguyên nhân, khớp có thể trở lại bình thường.

Tuy nhiên, bệnh diễn tiến âm thầm, biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường hay bị bỏ qua.

Trong trường hợp phát hiện muộn, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng nặng nề như viêm khớp, thoái hoá, gãy, cứng khớp. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật.

Trong trường hợp gặp biến chứng sau phẫu thuật viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân có thể gặp một số hiện tượng khác như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương hàm vĩnh viễn.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị tổn thương các cấu trúc lân cận như tuyến nước bọt mang tai, dây thần kinh số 7 (gây liệt nửa mặt, xệ bên mặt, khó đánh răng, khó ăn, chảy nước dãi…).

Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, cuốn sách "Tâm hơn thuốc" của tác giả Lissa Rankin chỉ ra rằng biện pháp cải thiện tâm lý, suy nghĩ tích cực có thể phòng tránh bệnh tật và giải quyết một số vấn đề về sức khỏe của con người. Cuốn sách cho thấy sự sáng tạo, thư giãn, sống thật với chính mình... là những phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng trong công việc và cải thiện tình trạng sức khỏe.

WHO: Vaccine đầu tiên phòng chống sốt rét an toàn và hiệu quả

RTS,S là loại vaccine đầu tiên phòng sốt rét được WHO đánh giá là 'an toàn và hiệu quả' đồng thời giúp 'giảm đáng kể bệnh sốt rét cấp tính'.

Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm