Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh là hiểm hoạ khi thời tiết giao mùa

Vào những tháng cuối năm, bước vào mùa đông xuân, thời tiết thay đổi là lúc bệnh cúm mùa tăng độ nguy hiểm.

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn ca không qua khỏi vì biến chứng cúm mùa. Ảnh: Pexels.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do nhiễm virus Influenza, gồm có 3 type A, B và C.

Virus cúm A thường xuyên biến đổi theo thời gian, gây ra các đại dịch cúm trên toàn cầu. Virus cúm B và C biến đổi không đáng kể.

Bệnh thường xuất hiện và nguy hiểm hơn ở mùa đông xuân, gây tổn thương vào đường hô hấp trên và dưới, kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, đau cơ, yếu mệt.

Thông thường bệnh tự giới hạn, nhưng cũng có thể đưa đến nhiều biến chứng nặng, chủ yếu tại phổi, thậm chí khiến bệnh nhân không qua khỏi. Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Chính vì vậy, việc phòng ngừa cũng như điều trị cảm cúm là quan trọng.

Theo Bộ Y tế, hàng năm ghi nhận từ 600.000 đến 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè - thu, đông - xuân.

Bệnh này lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

"Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh", bác sĩ Vũ nói.

Người mắc cúm cần được cách ly y tế, thông báo cho cơ quan y tế dự phòng. Các trường hợp bệnh nặng, hoặc có biến chứng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch xử lý quá tải

Cuối năm là thời điểm người bệnh đến khám tăng cao, Sở Y tế TP.HCM đề nghị giám đốc bệnh viện phải rà soát và kiểm tra nguyên tắc ở khoa Cấp cứu.

Ca mắc sởi tăng đột biến, một trẻ ở Bình Dương không qua khỏi

Thống kê của ngành y tế cho thấy, số ca mắc sởi trong năm nay của tỉnh Bình Dương tăng đột biến.

Tình hình các nạn nhân trong vụ tai nạn liên hoàn ở TP Thủ Đức

Trong vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng xảy ra trên đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, có 3 nạn nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm