Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Căn bệnh nguy hiểm dễ gặp vào mùa hè

Mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh ít, viêm não Nhật Bản vẫn là mối đe dọa cho nhiều trẻ em vào mùa hè.

Tôi nghe nói vào mùa hè, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Con tôi năm nay lên 4 tuổi, sắp tới sẽ về quê nghỉ hè. Tôi phải làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, thường xuất hiện vào mùa hè, ở các vùng đồng ruộng, kênh rạch. Bệnh lây truyền từ vật chủ sang người bởi muỗi Culex thường sinh sống ở vùng đồng ruộng, đầm lầy.

Viêm não Nhật Bản chỉ gặp ở trẻ em, gần như không gặp ở người lớn. Bệnh không có miễn dịch cộng đồng do nguồn lây từ động vật. Những ai đã tiêm phòng đầy đủ mới có miễn dịch với bệnh.

Trước khi vaccine ngừa viêm não Nhật Bản được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, số ca mắc bệnh rất lớn. Sau khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng có vaccine, bệnh chỉ xảy ra ở 1-2 trẻ trên 100 trường hợp bị virus tấn công.

Viêm não Nhật Bản hiếm khi gây ra dịch nhưng lại gây bệnh nặng. Dù có đã có vaccine, tỷ lệ mắc ít, đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm vì gây ra biến chứng lên hệ thần kinh, tiến triển nặng nhanh và dễ để lại di chứng cho trẻ dù đã điều trị khỏi hoàn toàn.

Cụ thể, virus viêm não Nhật Bản tấn công vào hệ thần kinh làm tăng tiết đàm nhớt, suy hô hấp, co giật liên tục, thậm chí ngưng thở. Việc điều trị viêm não Nhật Bản cũng khá khó khăn. Trong một số trường hợp, kể cả khi đã điều trị khỏi, bệnh vẫn để lại một số di chứng như sống thực vật, yếu liệt chi, chậm phát triển trí tuệ.

Hiện bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine. Ngoài tiêm đủ 3 mũi vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, phụ huynh cần cho con tiêm nhắc mỗi 3 năm/lần đến khi 15 tuổi để tăng cường tối đa hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, chống muỗi, đặc biệt là các trẻ sống tại các vùng quê, vùng nhiều đồng ruộng, kênh rạch để hạn chế khả năng mắc bệnh do muỗi đốt.

Ngoài ra, môi trường xung quanh nhà nên được giữ vệ sinh sạch sẽ, diệt lăng quăng thường xuyên, chứa nước trong các thiết bị có nắp đậy kín để tránh nguy cơ sản sinh ra muỗi truyền bệnh.

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Một bệnh nhân chết não hiến tạng giúp 2 cuộc đời hồi sinh

Hai bệnh nhân bị suy thận ở Huế được hồi sinh nhờ tạng hiến của một người bệnh chết não tại Phú Thọ.

Độc giả Phương Linh

Bạn có thể quan tâm