Chị Mai Thu Hà (27 tuổi, Thanh Hóa) đến gặp bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), trong tình trạng kinh nguyệt không đều, lông mọc rậm bất thường ở ngực, lưng, giữ bụng, đùi. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận chị mắc bệnh buồng trứng đa nang.
Theo bác sĩ Vũ Quang, buồng trứng đa nang (PCOS) chiếm tỷ lệ khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Người mắc bệnh buồng trứng đa nang thường tăng kích kháng tế bào tụy (nội tiết tố giúp cân bằng lượng đường trong máu), thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen, đồng thường cường nội tiết tố hướng nam androgen.
Bệnh xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ, rối loạn nội tiết liên quan đến mức độ mất cân bằng hormone và kháng tế bào tụy, gây ra các triệu chứng bất thường ở phái nữ.
Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang thường do mất cân bằng hormone, hàm lượng tế bào tụy trong máu cao, chị em bị béo phì, thừa cân. Bệnh cũng gặp ở những người có buồng trứng sản sinh quá nhiều nội tiết tố nam và gia đình có tiền sử mắc bệnh.
Dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang
Người mắc bệnh buồng trứng đa nang có 2 triệu chứng tiêu biểu là rối loạn kinh nguyệt và rậm lông.
Những phụ nữ có chu kỳ kinh dưới 25 hoặc trên 35 ngày sẽ có nhiều nguy cơ không phóng noãn. Khoảng 3/4 trường hợp không phóng noãn liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang nhỏ, không phát triển được, dẫn đến vô sinh). Cứ 5 phụ nữ thì 1 người có dấu hiệu của bệnh này.
Người mắc bệnh buồn trứng đa nang có 2 triệu chứng tiêu biểu là rối loạn kinh nguyệt và rậm lông. Ảnh:Health. |
Các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hormone nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều). Do nồng độ hormone nữ cũng rất cao nên bệnh nhân vẫn có nhu cầu và khả năng hoạt động tình dục như bình thường.
Mối nguy hiểm của bệnh buồng trứng đa nang
Nhiều người cho rằng PCOS chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Thực tế, nhiều người bị hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thể có con, kể cả khi không cần can thiệp hay điều trị bằng thuốc hay bất kỳ phẫu thuật nào. Sau khi đã có con, họ cho rằng cơ thể đã khỏi bệnh và nó không còn tác hại nào nữa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn là sai lầm.
Bác sĩ Vũ Quang cho biết hội chứng PCOS có thể có những biến chứng nguy hiểm và lâu dài về sau nếu bạn không điều trị nó như:
Ảnh hưởng đến huyết áp: Những phụ nữ bị hội chứng PCOS sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao hơn hẳn những người khác.
Bệnh về tim mạch: Bệnh tim và nhồi máu cơ tim cũng phổ biến ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Vì thế, nếu bạn đã từng được chuẩn đoán hoặc điều trị PCOS hãy chú ý chăm sóc tốt hơn cho hệ tim mạch của mình.
Nguy cơ bị tiểu đường: Hơn 50% phụ nữ bị hội chứng PCOS có nguy cơ bị bệnh tiểu đường ở tuổi 40.
Loãng xương: Một trong những hậu quả nghiêm trọng khác của PCOS là chị em có thể bị loãng xương do sự thay đổi của các nội tiết tố. Hãy chắc chắn rằng bạn đã bổ sung đủ canxi và hỏi bác sĩ của bạn những việc cần làm khác để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.