Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?

Tỷ lệ người mắc và tử vong vì ung thư phổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại rất khó khăn.

10 thực phẩm ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải ung thư phổi, bạn nên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày.

Theo TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, ước tính tại Hà Nội, trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP.HCM là khoảng 30/100.000 người. Khoảng 20.000 được phát hiện mắc mới mỗi năm trong phạm vi cả nước, trong đó số trường hợp tử vong là 17.000 người.

Tại Việt Nam, bệnh được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới.

Những yếu tố khiến căn bệnh ngày càng gia tăng bao gồm không khí ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với các hóa chất độc hại…

can benh ung thu phoi anh 1
Bệnh ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới. Ảnh: Onmed.gr.

Khó phát hiện ở giai đoạn đầu

Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia ung thư phổi thành 2 loại chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer) và ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer). Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85% các ca.

Khoảng 30% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1,2). 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3,4). Vì thế, dù có nhiều bước tiến trong chẩn đoán và điều trị, ung thư phổi vẫn thường có tiên lượng xấu và tỷ lệ sống thêm 5 năm khá thấp.

“Nếu bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu khả năng đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ sống có thể lên đến hơn 70%. Hơn 90% bệnh nhân tử vong sau một năm kể từ khi phát hiện bệnh”, TS Hoàng Đình Chân cho hay.

Tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, chỉ 10-20% được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Theo TS Chân ở giai đoạn sớm bệnh có những triệu chứng rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác.

Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?

Theo TS Chân, rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu, đến khi xuất hiện dấu hiệu như ho, đau ngực, khó thở, gầy sút cân,... họ mới đi khám. Khi đó, hầu hết trường hợp bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, không thể chỉ định phẫu thuật. Thời gian sống sau khi được phát hiện rất ngắn.

Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi.

Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân giai đoạn để biết được tế bào ung thư đã lan rộng đến bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường ảnh hưởng đến não hoặc vào xương. Việc tìm ra giai đoạn sẽ giúp cho bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Ung thư: 'Đại dịch' khiến loài người khiếp sợ

Hơn 14 triệu người mắc, 8 triệu người chết vì ung thư. Con số này đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng.


Hà Quyên

Bạn có thể quan tâm