Người mới tìm hiểu về đồng hồ cũ tỉ mỉ về thông tin sản phẩm tránh mua phải sản phẩm không đúng ý. Ảnh minh họa: WatchGecko. |
Thực tế, đồng hồ cũ vẫn được đông đảo công chúng và giới mộ điệu ưa chuộng. Cụ thể, doanh thu của đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng trên toàn thế giới ước tính trị giá khoảng 786 triệu USD vào năm 2021. Theo Statista, nền tảng trực tuyến chuyên về dữ liệu thị trường và người tiêu dùng, thị trường này sẽ tăng mạnh, đạt hơn hai tỷ USD vào năm 2027.
Theo đó, không khó hiểu khi ngày càng nhiều người quan tâm đến phân loại đồng hồ này. Dù vậy, nếu không tìm hiểu kỹ càng, người mới “nhập môn” dễ mất tiền vào những món đồ kém chất lượng.
Dưới đây, FashionBeans và Hodinkee tổng hợp những lưu ý hữu ích trước khi mọi người quyết định đầu tư vào những cỗ máy thời gian cũ.
Săn đồng hồ cũ có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Ảnh minh họa: Sam Lion/Pexels. |
Hiểu lý do mình đầu tư
Trước khi sắm về cho mình một mẫu đồng hồ cũ, người mua cần hiểu rõ tại sao phân loại phụ kiện này hấp dẫn mình.
Theo Andrew Morgan, biên tập viên của tạp chí The Watch Magazine, đồng hồ cổ điển và ngày nay thực chất không khác nhau quá nhiều về công nghệ.
Thêm vào đó, đồng hồ cũ trở nên hấp dẫn hơn khi các thương hiệu giảm giá chúng để cân nhắc chế tác các phiên bản mới hiện đại hơn.
Chẳng hạn, chúng ta có thể xem xét hàng loạt mẫu thiết kế đậm phong cách những năm 1950 hay 1960 gần đây với đại diện tiêu biểu là chiếc Omega Seamaster Aqua Terra.
Mọi người sẽ tiết kiệm được hàng nghìn USD khi săn lùng bản gốc của những chiếc đồng hồ này. Cụ thể, giá thành của Seamaster cổ điển chỉ bằng khoảng 1/8 so với những mẫu phát hành mới.
Ngoài ra, khi lựa chọn đồng hồ, kích thước cũng là một yếu tố đáng chú ý. Trong trường hợp người dùng có cổ tay nhỏ và thanh mảnh, đồng hồ đã qua sử dụng vẫn là lựa chọn đáng tham khảo. Chúng đa dạng và linh hoạt với khá nhiều phong cách ăn mặc.
Dù giá cao hơn, các cửa hàng vật lý sẽ có chính sách bảo hành đồng hồ cũ tốt hơn. Ảnh minh họa: Mister Mister. |
Mua online hay cửa hàng vật lý?
Dù hứa hẹn “giá hời”, các trang web hay người bán hàng vẫn đáng để nghi ngờ. Thực tế, có không ít người sẵn sàng lừa gạt người mua thay vì đưa ra giao dịch hợp lý. Vì vậy, tốt nhất chúng ta cần đề cao cảnh giác khi mua hàng trực tuyến.
Trong khi đó, các cửa hàng vật lý truyền thống có thể tính phí cao. Tuy nhiên, họ cung cấp các hình thức bảo hành giúp người dùng yên tâm hơn khi mua hàng. Vì vậy, trường hợp sản phẩm hư hại ngay lần dùng đầu tiên cũng có thể được giảm thiểu tối đa.
Ngoài ra, các đại lý bán hàng nhỏ và kém hơn thường chế tạo đồng hồ từ các phụ tùng thay thế hay gắn các bộ phận hiếm có vào các bộ máy và vỏ ít giá trị hơn.
Thêm vào đó, trong thị trường đồng hồ cũ, những gì hiếm thường đồng nghĩa với “đắt tiền”. Như vậy, dù chiếc đồng hồ sản xuất từ các bộ phận không liên quan, người bán vẫn có thể gắn cho chúng một mức giá "trên trời".
“Trong nhiều trường hợp, có những người mua đồng hồ và mặt số chính hãng riêng biệt rồi ghép cả hai với nhau. Thông thường, người mua sẽ chỉ nhận ra điều này khi gửi sản phẩm đi bảo dưỡng những lại nhận về phản hồi cáu kỉnh từ người bán ban đầu”, Martin Arnold, chủ sở hữu của Austin Kaye, một trong những cửa hàng đồng hồ đã qua sử dụng nổi tiếng của Anh, cho hay.
Một chiếc Omega Speedmaster 1968 do nhà văn nổi tiếng Ralph Ellison đeo đã được bán đấu giá với mức giá 667.800 USD - gấp 60 lần giá ước tính. Ảnh: PHILLIPS. |
Như vậy, làm thế nào để chúng ta tìm được chiếc đồng hồ cũ ưng ý? Đầu tiên, mọi người cần tìm kiếm hộp đồng hồ cùng giấy tờ thông tin gốc. Nếu sản phẩm đã được điều chỉnh thêm bởi nhà sản xuất, chúng nên đi kèm với tài liệu chứng minh. Nếu cảm thấy có điều gì đó bất ổn, tốt nhất chúng ta nên bỏ qua chiếc đồng hồ đấy.
Thêm vào đó, mọi người cần lưu ý rằng đồng hồ cũ sẽ cần chăm sóc nhiều hơn bình thường. Bảo dưỡng sản phẩm tại một đại lý có uy tín mỗi sáu năm là cần thiết. Tuy nhiên, đối với những món đồ cổ hoặc có giá trị hơn, ta cần đem chúng mang đi kiểm tra sau mỗi 24 tháng.
Nếu dây đeo liên kết (link bracelet) giãn quá mức, chúng ta nên cân nhắc thay mới. Ảnh minh họa: Javon Swaby/Pexels. |
Lưu ý mặt số và dây đeo
Trước khi xuống tiền cho đồng hồ cổ điển, mọi người cần chú ý đến mức độ đánh bóng của phần vỏ. Sự sáng bóng của bộ phận này có thể là kết quả của sự mài mòn do đánh bóng quá mức.
Thêm vào đó, các đường vân, góc cạnh và vết trầy xước trên vỏ cũng nên được chú ý cẩn thận. Thực tế, đánh bóng không phải là việc làm có hại.
Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng đồng hồ có giới hạn số lần chùi và ma sát để làm bóng. Chúng hoàn toàn có khả năng hư hại nếu bị lau chùi sáng bóng quá nhiều.
Dây đeo liên kết (link bracelet) của đồng hồ cũ có hiện tượng hơi giãn ra là chuyện khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo rằng các mối nối cuối cùng của dây không bị tổn hại.
Điều này có thể khiến đồng hồ rơi khỏi cổ tay của người dùng bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, các chốt nối cần nằm chắc chắn để đảm bảo dây đeo không bị xoắn hay xoay dễ dàng. Nếu chúng có hiện tượng như thế, mọi người tốt nhất nên xem xét thay dây mới.
Ngoài ra, chúng ta nên kiểm tra độ giãn của dây đeo bằng cách kéo căng hoặc đeo trực tiếp lên tay. Thông thường, mặt số phải nằm chính giữa cổ tay của bạn để nắp lưng mặt sau đồng hồ tiếp xúc hoàn toàn với da tay. Nếu một mối liên kết bị giãn, đồng hồ có thể nằm sai vị trí.
Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng
Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.