Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh lễ chịu tuổi của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Cholch’nam Th’may của người Khmer Nam Bộ được xem như là ngày tết cổ truyền với nhiều cách gọi khác nhau như “Lễ vào năm mới”, “Lễ chịu tuổi”.

Lễ Chol Ch’nam Th’may là lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ được tổ chức hàng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch. Những bức ảnh này được chụp ở Chùa Tam Sóc, ấp Tam Sóc, xã Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Sóc Trăng
Lễ Chol Ch’nam Th’may là lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ được tổ chức hàng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch. Những bức ảnh này được chụp ở Chùa Tam Sóc, ấp Tam Sóc, xã Mỹ Thuận, Mỹ Tú (Sóc Trăng).
Ngày thứ nhất làm lễ rước đại lịch. mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt đã được chọn, thường là vào 7 giờ sáng. Mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước đại lịch- Môha Sang-Kran.
Ngày thứ nhất làm lễ rước đại lịch, mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt đã được chọn, thường là vào 7 giờ sáng. Mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước đại lịch- Môha Sang-Kran.
Cũng trong ngày này, một số gia đình cũng đưa con trai mình vào chùa tu hành (Lễ nhập tu). Với người Khmer, đi tu là cơ hội để người con trai được giáo dục hoàn chỉnh nhất về đạo lý. Với những người con trai, đây cũng là dịp để báo hiếu cha mẹ.
Cũng trong ngày này, một số gia đình cũng đưa con trai mình vào chùa tu hành (Lễ nhập tu). Với người Khmer, đi tu là cơ hội để người con trai được giáo dục hoàn chỉnh nhất về đạo lý. Với những người con trai, đây cũng là dịp để báo hiếu cha mẹ.
. Tuổi của người con trai bắt đầu vào chùa tu bậc Sadi la từ 12 đến 20 tuổi. Các Sadi phải hành lễ thọ thập giới và nghe 10 điều răn với sự chứng kiến của các vị sư và một vị cao niên gọi là Àcha.
Tuổi của người con trai bắt đầu vào chùa tu bậc Sadi la từ 12 đến 20 tuổi. Các Sadi phải hành lễ thọ thập giới và nghe 10 điều răn với sự chứng kiến của các vị sư và một vị cao niên gọi là Àcha.
Các gia đình dâng cơm lên các nhà sư sau lễ rước đại lịch. Mâm cơm do người dân trong sóc dâng lên chùa, thường là 1 món kho, 1 món mặn và 1 món xào hoặc canh…
Các gia đình dâng cơm lên các nhà sư sau lễ rước đại lịch. Mâm cơm do người dân trong sóc dâng lên chùa, thường là 1 món kho, 1 món mặn và 1 món xào hoặc canh…
Các vị sư dùng bữa ở lễ “Dâng cơm”- một nghi lễ trong ngày tết Chol Ch’nam Th’may.
Các vị sư dùng bữa ở lễ “Dâng cơm”- một nghi lễ trong ngày tết Chol Ch’nam Th’may.
Các phật tử cùng đọc kinh cầu phúc cho năm mới.
Các phật tử cùng đọc kinh cầu phúc cho năm mới.
Sau khi các vị sư dùng cơm xong, các phật tử cùng nhau dọn dẹp thức ăn thừa rồi dọn mâm cơm mới ngay trong chùa và quây quần dùng bữa cùng nhau.
Sau khi các vị sư dùng cơm xong, các phật tử cùng nhau dọn dẹp thức ăn thừa rồi dọn mâm cơm mới ngay trong chùa và quây quần dùng bữa cùng nhau.
Một gia đình ba thế hệ đang dùng bữa cơm trưa sau lễ.
Một gia đình ba thế hệ đang dùng bữa cơm trưa sau lễ.
Cũng mới từ năm nay 2014, ở Mỹ Thuận cũng đã xuất hiện những “Ông Thần tài, Thổ Địa” đi dán liễn mừng năm mới bằng chữ Khmer.
Cũng mới từ năm nay 2014, ở Mỹ Thuận cũng đã xuất hiện những “Ông Thần tài, Thổ Địa” đi dán liễn mừng năm mới bằng chữ Khmer.
Đây là bằng chứng cho thấy sự giao lhoa văn hoá giữa các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng sinh sông ở Sóc Trăng nói riêng và Nam Bộ Việt Nam nói chung.
Đây là bằng chứng cho thấy sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng sinh sống ở Sóc Trăng nói riêng và Nam Bộ Việt Nam nói chung.

Minh Thái (Sóc Trăng)

Bạn có thể quan tâm