Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cần điều chỉnh đáp án chấm thi môn Ngữ văn

Ngay khi môn thi cuối cùng hoàn tất, Bộ GD&ĐT đã công bố đáp án chính thức của 8 môn thi THPT quốc gia 2015.

Nghiên cứu đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT, chúng tôi nhận thấy có những điểm chưa nhất quán.

Bộ GD&ĐT phản hồi về đề thi Vật lý gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT cho biết, các dữ kiện của câu hỏi 43 mã đề thi 138 đúng về mặt Toán học, nhưng chưa đủ ý nghĩa Vật lý. Tất cả các thí sinh đều được 0,2 điểm với câu này.

Cụ thể như sau (xem bảng):

Trước hết, ở câu 4 theo thiển nghĩ của chúng tôi, câu trả lời trong đáp án và hướng dẫn chấm là không chính xác so với yêu cầu của câu hỏi. Bởi vấn đề đặt ra trong câu hỏi là “tình cảm gì” trong khi đó đáp án lại yêu cầu thí sinh phải trả lời là “tình cảm chân thành, sâu sắc”!

Đấy lại là câu trả lời cho câu hỏi về “mức độ tình cảm” chứ không phải là đáp án của câu hỏi số 4 trên đề thi! Tương tự như vậy, ở câu 8 nêu câu hỏi “Anh/chị suy nghĩ như thế nào” nhưng đáp án lại yêu cầu thí sinh phải nêu được các từ ngữ “chân thành, sâu sắc” (!).

Ngoài ra, với yêu cầu của đáp án chỉ gồm 2 từ như thế, nhưng trên đề thi lại yêu cầu thí sinh phải “trình bày khoảng 5 đến 7 dòng”! Với độ chênh lệch giữa câu hỏi và đáp án như trên, học sinh nào trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi chắc chắn sẽ không có điểm!

Ở câu 1 và câu 2 (mục II, phần Làm văn), các yêu cầu b, d trong đáp án và hướng dẫn chấm cũng không chính xác.

Ở mục b, câu 1 (phần Làm văn), đáp án yêu cầu thí sinh “xác định đúng vấn đề cần nghị luận” trong khi thực chất đáp án chỉ chép lại nguyên văn đề bài (“Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”).

Rõ ràng đáp án vẫn chưa xác định đúng vấn đề cần nghị luận (theo chúng tôi, vấn đề cần nghị luận ở đây là “sự cần thiết và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống so với việc tích lũy kiến thức”)! Như vậy nếu chấm theo đáp án này, những thí sinh biết xác định và xác định đúng vấn đề cần nghị luận sẽ không được điểm!

Tương tự như thế, ở mục b, câu 2 (phần Làm văn), đáp án yêu cầu thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong khi thật ra đáp án cũng chỉ ghi lại nguyên văn đề bài: “Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”! Theo chúng tôi, lẽ ra đáp án phải xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”.

Cuối cùng là đáp án và hướng dẫn chấm đối với yêu cầu d của câu 1 và yêu cầu d của câu 2 (phần Làm văn). Đáp án và hướng dẫn chấm ở phần này mới đọc qua tưởng như rất chi tiết, nhưng đọc kỹ chúng tôi không khỏi băn khoăn.

Làm thế nào để đánh giá bài viết của thí sinh là “sáng tạo” hay “chỉ đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu” như trong hướng dẫn chấm đã nêu? Với hướng dẫn chấm như thế, điểm số trong bài làm của thí sinh ở yêu cầu này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận định bài làm, năng lực chấm bài của giám khảo.

Vì lẽ đó, để bảo đảm quyền lợi của thí sinh, chúng tôi khẩn thiết mong Bộ GD-ĐT xem xét, khẩn trương điều chỉnh những điểm còn vướng mắc trong đáp án và hướng dẫn chấm của môn ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia, để kỳ thi đạt được mục tiêu đặt ra.

Hàng loạt sự cố thi cử và chuyện công bằng thí sinh

Tặng 0,2 điểm cho người thi Vật lý, thí sinh quên buổi thi được thi môn khác, giám thị ký nhầm, thí sinh phải thi lại… Những chuyện này có công bằng với tất cả thí sinh?

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150708/can-dieu-chinh-dap-an-cham-thi-mon-ngu-van/774060.html

Theo Duy Lê/Báo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm