Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Tôi rất lo khi thấy báo đài cảnh báo số ca trẻ nhỏ mắc tay chân miệng gia tăng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu không may con tôi bị nhiễm bệnh, tôi cần làm gì để bé nhanh hồi phục?

Tôi rất lo khi thấy báo đài cảnh báo số ca trẻ nhỏ mắc tay chân miệng gia tăng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu không may con tôi bị nhiễm bệnh, tôi cần làm gì để bé nhanh hồi phục?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Nó thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Miệng đau nhức có vết loét phồng rộp
  • Phát ban thường thấy ở tay, chân, đôi khi ở cả đùi và mông.

Tay chân miệng thường không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan, vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học, ở trong nhà để phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.

Điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị tay chân miệng:

  • Dùng thuốc không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm sốt và giảm đau do lở miệng ở trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tuổi dùng Aspirin
  • Cho trẻ uống nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ép táo... Nếu trẻ dưới một tuổi, hãy cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai
  • Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như sữa chua
  • Tránh để trẻ uống đồ uống có tính axit, chẳng hạn nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt và đồ uống có ga vì chúng có thể gây kích ứng miệng và vết loét ở cổ họng
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng hoặc mặn
  • Đừng cố gắng làm vỡ các mụn nước. Điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và lây lan virus.
  • Đối với trẻ biết súc miệng mà không nuốt, có thể pha nước muối ấm để súc họng 2-3 lần giảm đau họng.

Để ngừa trẻ lây lan cho người khác, cha mẹ cần:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã, đi vệ sinh và ho, hắt hơi hoặc xì mũi
  • Giúp trẻ rửa tay và giữ sạch vết phồng rộp
  • Tránh chạm vào mặt bằng tay chưa rửa sạch, đặc biệt là mắt, mũi và miệng
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và vật dụng dùng chung, bao gồm đồ chơi và tay nắm cửa
  • Tránh tiếp xúc gần với trẻ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn ôm hoặc hôn.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

TP.HCM ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm mới

Theo HCDC, tính riêng trong tuần 23, TP.HCM ghi nhận thêm 470 ca bệnh tay chân miệng.

Độc giả Hồng Ánh

Bạn có thể quan tâm