Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cân não tìm cách 'xóa sổ' xe dù, bến cóc

"Việc tổ chức Bến xe Miền Đông cũ sang bến mới và các phương thức kết nối chưa kịp thời dẫn đến mất thời gian, chi phí đi lại của người dân”, Phó cục trưởng Đường bộ Việt Nam nói.

ben xe mien dong moi anh 1

"Xe dù, bến cóc gây méo mó hoạt động vận tải, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và là nguyên nhân của ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau mỗi đợt ra quân của ngành chức năng, tình trạng này tái diễn như nấm mọc sau mưa, việc xử lý không khác nào bắt cóc bỏ đĩa", TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá tại tọa đàm Giải pháp nào "xóa sổ" xe dù, bến cóc.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong lĩnh vực cũng nêu nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe dù, bến cóc trong đó nhóm vấn đề về bất cập hạ tầng, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại được đánh giá là nguyên nhân chính của tình trạng trên.

Công suất bến xe cả nước giảm 18-30%

Lấy trường hợp TP.HCM chuyển đổi vị trí Bến xe Miền Đông, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó cục trưởng Đường bộ Việt Nam, cho biết bến xe mới đã được xây dựng nhiều năm; tuy nhiên, vừa qua cơ quan chức năng mới thực hiện chuyển đổi dứt điểm các tuyến về bến mới, để người dân có thời gian quen dần với vị trí của bến xe này.

Phương thức kết nối vận tải chưa kịp thời dẫn đến việc mất thời gian và chi phí đi lại của người dân.

Bà Phan Thị Thu Hiền

Với nhiều tuyến xe cố định khi được chuyển vị trí đón, trả khách đã thay đổi thói quen đi lại của hàng triệu người dân. Việc chuyển đổi này được bà Phan Thị Thu Hiền đánh giá là chưa hợp lý.

"Việc tổ chức Bến xe Miền Đông cũ sang bến mới và các phương thức kết nối vận tải chưa kịp thời dẫn đến việc mất thời gian và chi phí đi lại của người dân”, bà Hiền nói và cho rằng Bến xe Miền Đông mới có vị trí quá xa.

Theo thống kế của Cục Đường bộ Việt Nam, hiện cả nước có 18.344 xe chạy tuyến cố định và xe hợp đồng là 222.783 chiếc. Xe hợp đồng có số lượng gấp khoảng 12 lần xe chạy tuyến cố định. Do vậy, khi các xe tuyến cố định không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì dẫn đến cơ hội cho bến cóc xe dù nở rộ. Đồng thời, một bộ phận lớn người dân hiện giữ thói quen tiện đâu đi đó khiến tình trạng này thêm phần nghiêm trọng.

ben xe mien dong moi anh 2

Hành khách đón xe ở cổng chào Bình Dương. Ảnh: Vân Trang.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Ngọc Dũng, cơ quan quản lý cần nhìn nhận việc xe đón khách tại nhà, xe đi ghép là "xe dù" theo hình thức vận tải tuyến cố định. Nguyên nhân là những xe này vẫn đi theo tuyến cố định nhưng lại không vào bến mà đón trả khách theo nhu cầu.

Loại hình này đang phát triển ngày càng cao, từ xe 9 chỗ đến xe giường nằm, từ địa bàn một tỉnh đến địa bàn nhiều tỉnh. Tình trạng trên đã làm cho quy hoạch luồng tuyến, quy hoạch bến xe bị phá vỡ, gây ra ùn tắc giao thông.

Do cạnh tranh không bình đẳng nên nhiều tuyến cố định đã bị dừng do thua lỗ. Theo thống kê của Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, sản lượng của các tuyến cố định đã giảm 35-40%, công suất của bến xe giảm 18-30%. Nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch bỏ tuyến và chuyển sang chạy dù như trên nếu như tình trạng này không được giải quyết triệt để.

Cần ứng xử phù hợp với Bến xe Miền Đông cũ

Đánh giá về nguyên nhân của tình trạng xe dù bến cóc, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng có 3 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất, các địa phương bố trí bến xe xa khu vực mà người dân đang sinh sống, thiếu điểm đón, trả khách. Việc này dẫn đến sự kém hấp dẫn trong hạ tầng vận tải.

Việc bố trí bến xe xa khu vực người dân sinh sống, thiếu điểm đón, trả khách, dẫn đến sự kém hấp dẫn trong hạ tầng vận tải.

Ông Khuất Việt Hùng

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng “không nên đổ lỗi hoàn toàn cho cho lái xe, doanh nghiệp”. Thay vào đó, cơ quan quản lý cần xem xét kỹ việc thực thi pháp luật sao cho hiệu quả, bao gồm lực lượng công an, thanh tra giao thông, chính quyền địa phương… Cuối cùng, ông Hùng cho rằng nguyên nhân một phần xuất phát từ thói quen đi lại của người dân và ý thức của đơn vị kinh doanh vận tải.

Đề ra giải pháp, ông Khuất Việt Hùng nói địa phương cần quy hoạch bến xe, điểm đón trả khách tuyến cố định phù hợp với nhu cầu và thuận tiện cho người dân. Lấy ví dụ về câu chuyện của Bến xe Miền Đông mới, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng việc xây dựng bến xe mới không phải là bất cập.

“Bến xe Miền Đông mới rất cần thiết để phục vụ cho không gian phát triển mới của TP.HCM”, ông Hùng nói và cho rằng không nên triệt tiêu hoàn toàn điều kiện hạ tầng vận tải của Bến xe Miền Đông cũ vốn đang phục vụ nhu cầu đi lại của hàng triệu người.

Đoàn kiểm tra vừa đi, nhà xe tiếp tục đón khách tại bến cóc ở TP.HCM Khi đoàn kiểm tra liên ngành TP Thủ Đức xử phạt một nhà xe tại cây xăng 47 (quốc lộ 13) vừa rời đi, các xe khác tiếp tục công khai đón, trả khách tại trạm xăng 47 lúc nửa đêm.

Về xây dựng chính sách pháp luật, ông Khuất Việt Hùng nói cần quy định xe khách tuyến cố định phải gọi là xe buýt, điều này đã được nhiều quốc gia áp dụng. Khi đó, xe khách tuyến cố định sẽ được coi là loại hình vận tải công cộng. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tạo lập chính sách và cơ chế ưu đãi sao cho chi phí rẻ hơn, thuận lợi hơn, khuyến khích người dân đi lại bằng loại hình vận tải này. Đây cũng là giải pháp giúp giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông.

Đồng thời, Cục Đường bộ Việt Nam cũng được đề xuất phân quyền cho các sở GTVT chủ động khai thác sâu hơn dữ liệu giám sát hành trình. “Tôi lấy ví dụ xe đi tuyến Thanh Hóa - Hà Nội, nếu xe không đi đúng luồng tuyến hoặc dừng đỗ sai quy định thì Sở GTVT Thanh Hóa phải chịu trách nhiệm bởi họ là bên cấp giấy phép kinh doanh cho nhà xe này”, ông Hùng phát biểu thêm.

Đồng quan điểm, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó cục trưởng Đường bộ Việt Nam, cho rằng địa phương khi xây dựng quy hoạch cấp tỉnh cần bố trí hài hòa tỷ lệ cho giao thông đô thị và giao thông công cộng. Tiếp tục lấy ví dụ việc thay đổi vị trí Bến xe Miền Đông, bà Hiền cho rằng ở vị trí cũ bắt buộc phải có tổ chức giao thông hợp lý, tránh việc điều chỉnh một cách cứng nhắc, cơ học gây ảnh hưởng tới thói quen đi lại của người dân.

“Vận tải hành khách công cộng cần đáp ứng 4 tiêu chí theo thứ tự: An toàn, thuận tiện, tiện nghi, chi phí. Đây là nguyên tắc cơ bản”, bà Hiền thông tin thêm.

Thông qua thiết bị giám sát hành trình, Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết cơ quan chức năng đã xử lý thu hồi phù hiệu hơn 14.400 xe và nhắc nhở trên 76.000 phương tiện vi phạm. Đồng thời, cả nước có khoảng 200.000 xe được lắp camera giám sát trên tổng số 205.000 phương tiện cần được lắp đặt theo Nghị định 10. Đây là 2 công cụ được đánh giá sẽ phục vụ tốt cho việc tăng cường kiểm tra, xử lý trong thời gian tới, đặc biệt dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023.

Những cuốn sách hay về miền Nam

Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.

Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Hiệp hội vận tải ôtô: Xe dù, bến cóc nở rộ vì cạnh tranh với limousine

Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho rằng hoạt động của xe limousine hoán cải là nguyên nhân khiến xe khách bỏ bến xe truyền thống, ra ngoài chạy xe dù, bến cóc.

Cảnh sát liên tục kiểm tra, nhà xe vẫn bất chấp đón khách sai quy định

Tình trạng xe dù bến cóc diễn ra phức tạp tại cây xăng trên quốc lộ 13 (TP Thủ Đức, TP.HCM) dù lực lượng chức năng liên tục xử lý.

Hồng Quang

Bạn có thể quan tâm