Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến nhưng thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Ảnh minh họa: Wellandgoodfamily. |
Trên mạng xã hội, một phụ nữ 28 tuổi chia sẻ cô nhận thấy phân của mình có hình dạng mỏng hơn bình thường, kèm theo các bất thường khác như sụt cân không rõ nguyên nhân và tiêu chảy.
Cô cho rằng mình mắc hội chứng ruột kích thích nên ban đầu không đi khám. Tuy nhiên, sau một thời gian các triệu chứng không biến mất, cô mới đi khám và sốc khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 4, theo Huffpost.
Dấu hiệu "cảnh báo đỏ"
Theo tiến sĩ Michael Cecchini, bác sĩ chuyên khoa đại trực tràng tại Trung tâm Ung thư Đường tiêu hóa và bác sĩ điều trị ung thư tại Trung tâm Ung thư Yale, Mỹ, cho biết tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những người dưới 50 tuổi đã gia tăng kể từ những năm 1990.
"Lý do chính xác tại sao tỷ lệ ngày càng tăng vẫn chưa được biết. Các chuyên gia nghĩ rằng đó là vấn đề về lối sống và môi trường, nhưng chính xác đó là gì thì chúng tôi vẫn chưa có manh mối cụ thể", tiến sĩ Cecchini nói.
Các nhà nghiên cứu đang điều tra những gì có thể xảy ra. Điều quan trọng lúc này là bạn phải cảnh giác về bệnh ung thư đại trực tràng - ngay cả khi bạn còn trẻ.
Tiến sĩ Cecchini cho biết: "Các bác sĩ đôi khi sẽ gặp những bệnh nhân có phân mỏng hơn nhiều, hoặc có độ dày và kích thước như bút chì. Đây là dấu hiệu mà một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ gặp phải".
Theo chuyên gia này, thông thường, triệu chứng nói trên xảy ra nếu các khối u xuất hiện ở gần cuối đại tràng hoặc nếu chúng nằm dọc toàn bộ bên trong đại tràng, làm thu hẹp kích thước của phân.
Tiến sĩ Jeffrey Dueker, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Đại học Y khoa Pittsburgh, Mỹ, cho biết điều đáng lo ngại nhất là triệu chứng này kéo dài dai dẳng.
"Bất kỳ sự thay đổi đáng chú ý nào của hệ tiêu hóa, đại hoặc tiểu tiện của bạn đều có thể là dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn. Ngoài sự thay đổi về hình dạng hoặc độ đặc của phân, điều này có thể bao gồm việc đi vệ sinh ít hoặc nhiều hơn bình thường", tiến sĩ Dueker cảnh báo.
Bất kỳ thay đổi nào về thói quen đại tiện đều cần được chú ý. Ảnh minh họa: Buzzfeed. |
Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng?
Phân mỏng như bút chì là một trong những dấu hiệu ít phổ biến hơn của ung thư đại trực tràng. Nhưng khi nó xuất hiện, thật sự đáng lo ngại. Các dấu hiệu phổ biến hơn là máu trong phân, đau bụng mạn tính, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Tiến sĩ Michael Cecchini, Trung tâm Ung thư Yale, Mỹ, cho biết bạn không nên coi nhẹ các triệu chứng của mình, điều quan trọng là phải phát hiện sớm các bất thường và đi khám sớm.
"Những người trẻ tuổi rất hay nghĩ 'đó chỉ là bệnh trĩ thôi' hoặc những thứ tương tự... Đó cũng có thể là nguyên nhân nhưng cũng dễ tiềm ẩn nhiều vấn đề khác", chuyên gia này cho hay.
Nội soi hoặc sàng lọc ung thư đại tràng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Tiến sĩ Cecchini cho biết bạn có thể sàng lọc bằng nội soi hoặc xét nghiệm dựa trên phân. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp sàng lọc tốt nhất cho bạn.
Thông thường, việc sàng lọc bắt đầu ở tuổi 45. Nhưng nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên hoặc điều kiện nhất định, bạn nên nội soi trước độ tuổi này.
"Bất cứ ai có người thân gần - như cha mẹ, anh chị em ruột, con trai hoặc con gái - bị ung thư đại tràng, đặc biệt nếu người đó được chẩn đoán trước 50 tuổi, sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn", tiến sĩ Dueker giải thích.
Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh viêm ruột hoặc đang điều trị bức xạ ở vùng xương chậu hoặc vùng bụng, hoặc mắc một số hội chứng di truyền nhất định, có tiền sử cá nhân mắc ung thư đại tràng, bạn cũng nên nội soi đại tràng trước 45 tuổi.
Khi hơi thở hóa thinh không
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y