Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh báo nguy cơ thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ

Ngồi sai tư thế, cúi gập cổ thường xuyên, ngủ gục trên bàn, ít vận động... là những yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ.

Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng dần. Bệnh tiến triển âm thầm và thường gặp ở nhóm trung niên từ 40 đến 50 tuổi.

Theo Bác sĩ Wade Brackenbury - người sáng lập phòng khám ACC, thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Bệnh thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng do thói quen làm việc không khoa học, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

canh bao nguy co thoai hoa cot song co o nguoi tre anh 1
Bạn trẻ làm văn phòng bị thoái hóa cột sống cổ khá sớm.

 

Triệu chứng thường gặp

Hầu hết người làm văn phòng phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ liền, cúi gập cổ hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, ít có cơ hội vận động... Trong lúc ngồi, đa số có thói quen tựa về phía trước hoặc ngồi không thẳng lưng.

Theo thời gian, thói quen này gia tăng căng thẳng lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng, gây ra các vi sang chấn trên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.

Cụ thể, người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có các triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, khó khăn trong các hoạt động xoay cổ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan đến đỉnh đầu, một hay 2 bên vai và tay, dẫn đến tê hoặc mất cảm giác ngón tay.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như yếu tứ chi, rối loạn dây thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ), thậm chí gây bại liệt.

Theo bác sĩ Wade, nhiều bạn trẻ vẫn còn khá lơ là đến việc chăm sóc sức khỏe cột sống. Đến khi các cơn đau xuất hiện liên tục không thể chịu nổi, người bệnh mới bắt đầu lo lắng tìm gặp bác sĩ.

Chữa thoái hóa cột sống không cần phẫu thuật

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý cột sống tại Việt Nam, bác sĩ Wade nhận thấy các bệnh nhân Việt Nam có khuynh hướng tự ý sử dụng thuốc giảm đau nhằm đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh việc này chỉ có thể “khóa” cơn đau tạm thời, không thể chữa tận gốc.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA), lạm dụng thuốc giảm đau gia tăng nguy cơ thủng dạ dày, suy gan, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh rủi ro đáng tiếc.

Tại Mỹ và các nước phát triển, trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp hiệu quả, an toàn được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống cổ. Cách này tập trung vào sự ổn định của hệ thần kinh và cơ xương, từ đó tác động đến sức khỏe toàn cơ thể; tự điều chỉnh các rối loạn, chữa lành cơn đau.

Tuy chỉ mới phổ biến tại Việt Nam gần đây, trị liệu thần kinh cột sống đã chữa lành cơn đau cho rất nhiều bệnh nhân, khôi phục chức năng vận động mà không cần phẫu thuật hay dùng bất cứ loại thuốc nào.

Để liệu trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ phát huy hiệu quả tối đa, bác sĩ Wade kết hợp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu. Tùy trường hợp cụ thể, bệnh nhân được chỉ định điều trị thêm với các thiết bị giảm áp vùng cổ nhằm giải phóng áp lực cột sống, giảm chèn ép rễ thần kinh. 

canh bao nguy co thoai hoa cot song co o nguoi tre anh 2
Bác sĩ Wade đang thực hiện nắn chỉnh đốt sống cổ cho bệnh nhân.

 

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống và nguy cơ tái phát cơn đau, nhân viên văn phòng nên thay đổi thói quen và chỉnh sửa tư thế làm việc hàng ngày. Thứ nhất, đảm bảo bàn ghế làm việc có kích thước phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp. Màn hình máy tính đặt ngay tầm mắt.

Thứ hai, bạn trẻ cần ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, cánh tay đặt 2 bên, khuỷu tay tạo với cơ thể một góc 90 độ, cổ tay thẳng, hai chân chạm sàn. Cùng với đó, nên đứng lên thư giãn sau 1-2 tiếng làm việc, thực hiện xoa bóp vùng cổ vai.

Nếu phát hiện những cơn đau mỏi bất thường ở cổ, cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Nhận biết sớm dấu hiệu thoát vị đĩa đệm

Đau nhức, tê liệt và yếu cơ là những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng mắc phải chứng bệnh này.

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm