Hội đồng Người tiêu dùng Thượng Hải cảnh báo rằng một số sản phẩm thực được tiếp thị thông qua các buổi phát trực tiếp đã khiến người tiêu dùng hiểu lầm về hàm lượng đường có trong đó, Sixth Tone đưa tin.
Cảnh báo này được đưa ra sau báo cáo mới nhất của Hội đồng Người tiêu dùng Thượng Hải. Cụ thể, cơ quan giám sát hàng hóa và dịch vụ trong thành phố, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đã khảo sát chất lượng thực phẩm lành mạnh - những thực phẩm được cho là ít chất béo, đường, natri hoặc giàu protein.
Các sản phẩm này đang được rao bán bởi 100 người phát trực tiếp trên 14 nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như: Taobao, Douyin và Xiaohongshu.
Cuộc khảo sát đã thử nghiệm các sản phẩm được bán trên livestream bằng cách so sánh hàm lượng dinh dưỡng của chúng với bảng thành phần được ghi trong các tài liệu của sản phẩm.
Những sản phẩm về sức khỏe được rao bán rầm rộ mỗi ngày trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone. |
Trong số 100 người phát trực tiếp được khảo sát, có đến 83 người tiếp thị sản phẩm của họ là không đường hoặc không chứa sucrose, nhắm đến các nhóm đối tượng cụ thể như trẻ sơ sinh, người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy gần một nửa số sản phẩm không đúng với quảng cáo, một số mặt hàng “không đường” có chứa lượng đường cao ở mức đáng báo động. Cụ thể, trong một sản phẩm xoài sấy khô được quảng cáo là không có đường, muối hoặc chất phụ gia được phát hiện có chứa 69,7 gam đường trên 100 gam.
Theo tiêu chuẩn đóng gói thực phẩm quốc gia, một sản phẩm chỉ có thể được dán nhãn “không đường” nếu chứa ít hơn 0,5 gam đường trên 100 gam và được phép gắn mác “không có sucrose” khi không thêm sucrose trong quá trình chế biến.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm không đường ở Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến do người dân nước này ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lo ngại chứng béo phì.
Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường iiMedia Research dự đoán rằng thị trường đồ uống không đường sẽ tăng gấp ba lần từ 19,96 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) vào năm 2022 lên 61,56 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.