Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh báo ung thư do vết bầm tím không biến mất sau 6 năm

Bị một vết bầm tím nhỏ nhưng không biến mất sau 6 năm, người phụ nữ 31 tuổi mới đi khám và được chẩn đoán ung thư da hiếm gặp.

Theo Daily Mail, bệnh nhân giấu tên, người Bồ Đào Nha, nhận thấy vết bầm tím chỉ 1 cm trên vai trái của mình không mờ đi mà còn to lên sau 6 năm. Cô cũng không thể nhớ mình đã từng vô tình va vào đâu hay không. Sau đó, cô quyết định tới khám tại Khoa da liễu tại Bệnh viện de Braga ở Bồ Đào Nha.

Tiến sĩ Filipa Tavares Almeida, bác sĩ trực tiếp kiểm tra cho bệnh nhân, phát hiện vết thâm biến thành màu tím đậm hơn. Các bác sĩ cũng nhận thấy có những vệt trắng xanh chạy qua vết thâm, điều đó cho thấy sự phát triển bất thường của các tế bào.

Sinh thiết cho thấy bệnh nhân không bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng mắc phải dermatofibrosarcoma protuberans (DFSP) - một loại ung thư hiếm gặp phát triển ở các lớp sâu của da. Sinh thiết cũng phát hiện người phụ nữ có khối u Bednar, chỉ chiếm 5% trong các trường hợp bị DFSP.

Vet bam tim canh bao ung thu da anh 1
Vết bầm tím trên vai trái của bệnh nhân dài khoảng 1 cm. Ảnh: Dailymail.

Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật loại bỏ khối u thành công, sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định và không bị tái phát.

DFSP thường ảnh hưởng đến vùng giữa lưng, lưng hoặc vai, hiếm khi lan rộng, vì vậy bệnh nhân có tỷ lệ sống sót cao sau khi điều trị. Các khối u Bednar được tạo thành melanin, làm cho các tế bào có màu sắc của chúng và khiến ung thư DFSP có màu đỏ hoặc nâu. Các dấu hiệu của bệnh thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh da liễu tăng trưởng vô hại.

Chúng cũng có thể bị nhầm lẫn với ung thư các tế bào sản xuất mô sợi, hay còn gọi là u xơ tử cung, hoặc khối u ác tính chết người.

Khoảng 1-5 người trong một triệu người phát triển tình trạng này. Người da đen có nguy cơ cao gấp đôi so với bệnh nhân da trắng. Khối u thường bắt đầu với vết bầm tím, đỏ khoảng 1-5 cm. Nó thường phát triển rất chậm trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và có thể ngày càng to hơn. Triệu chứng đỏ và đau chỉ xảy ra trong 15% các trường hợp mắc bệnh.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra DFSP. Một vết sẹo phát triển sau khi bị bỏng hoặc phẫu thuật có thể là một trong những lý do. Bệnh không phải do di truyền. Phẫu thuật thường là cách loại bỏ da bị ảnh hưởng. Ngay cả trong trường hợp khối u tái phát, tỷ lệ chữa khỏi lên tới 98%.

Các bác sĩ cũng cảnh báo bất kỳ tổn thương nào không khỏi tốt hơn nên được sinh thiết để phát hiện kịp thời.



Phương Mai

Bạn có thể quan tâm