Trong những ngày diễn ra lễ hội Festival Huế, du khách và người dân địa phương được chiêm ngưỡng những con diều tung bay trên bầu trời xứ Huế.
Ngày 29/4, lễ hội diều hưởng ứng Festival Huế 2016 được chính thức tổ chức ở khu vực Phu Văn Lâu, với sự tham gia của hàng trăm con diều với đủ màu sắc và kích cỡ.
Lễ hội diều năm nay quy tụ 3 CLB trong nước gồm CLB Diều Huế, Anh Vũ Huế và Phượng Hoàng (TP HCM) tham gia với trên 200 con diều và 50 nghệ nhân chơi diều.
"Huế là thành phố nổi tiếng và là cái nôi của môn chơi diều. Dưới thời Bảo Đại, Phủ doãn Thừa Thiên thường tổ chức những cuộc thi diều trong các dịp lễ hằng năm. Bây giờ cũng đã có những tay chơi diều nổi tiếng như các ông Nguyễn Văn Bân, Trần Văn Bân, Ưng Sừng, Đoàn Chước", đại diện lãnh đạo Sở VH - TT - DL Huế, cho hay.
Họ là những người tìm tòi sáng chế ra những chất liệu mới để cải tiến con diều và nâng cao nghệ thuật thả diều. Trong những năm 1935-1940, ở Huế đã phổ biến loại diều bướm có màu sắc rực rỡ do nghệ nhân Ưng Sừng sáng chế.
Ông Nguyễn Thanh Vân (67, CLB diều Phượng Hoàng, TP HCM), cho biết, đây là lần thứ 7 ông tham gia lễ hội diều ở Festival Huế.
Lễ hội thực sự là nơi giao lưu và học hỏi kinh nghiệm cùng chia sẻ niềm đam mê đối với môn nghệ thuật dân gian này.
“Trước kia, cha ông ta dùng giấy làm diều để thỏa đam mê. Hiện nay, chơi diều đã nâng lên thành một môn nghệ thuật. Diều được làm từ vật liệu nhẹ, vải và sườn từ cacbon nên diều có khối lượng rất nhẹ, dễ dàng bay cao được.”, ông Vân tâm sự.
Lễ hội diều được tổ chức từ ngày 19-4/5 kết hợp song song giữa chương trình triễn lãm và thả diều.
Cánh diều mang biểu tượng Festival Huế 2016.
Cánh diều mang hình dáng kỳ lạ bay trên bầu trời TP Huế.
Diều Rukaku - một trong những loại diều truyền thống của Nhật Bản.
Màn biểu diễn diều liên hoàn - một nét mới của lễ hội festival Huế 2016, do CLB diều Phượng Hoàng (TP HCM) thể hiện.
Cánh diều bướm được câu lạc bộ diều Huế trang trí tỉ mĩ. "Đến Festival Huế năm nay, ngoài các tiết mục nghệ thuật độc đáo, du khách cũng có dịp thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm âm hưởng xứ Huế", ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho hay.
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4-4/5, với chuỗi hoạt động gồm 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và 49 hoạt động hưởng ứng. Trong đó, có 11 chương trình, lễ hội chính như lễ khai mạc, lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung, lễ hội Quảng Chiếu, chương trình Về miền Hương Ngự, Lễ hội đường phố, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn… Ngoài có 32 suất diễn của 21 chương trình có bán vé, người dân có thể thưởng thức 28 suất diễn của 21 chương trình không bán vé.
Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến như Diễm xưa, Cát bụi, Hạ trắng, Một cõi đi về,.... Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly và Hồng Nhung. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.
Ngày sinh: 28/2/1939
Ngày mất: 1/4/2001
Nguyên quán: Thừa Thiên - Huế
Sáng tác: Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nối vòng tay lớn,...
Lễ tế đàn Nam Giao diễn ra lúc 0h ngày 29/4 trong không khí trang nghiêm, với đầy đủ nghi thức truyền thống. Đây là một trong những hoạt động mở đầu Festival Huế 2016.
Đó là cam kết của ông Nguyễn Dung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tại buổi họp báo công bố chương trình lễ hội Festival Huế năm 2016, tổ chức chiều 28/4.
Lễ hội Huế năm nay có sự tham gia của đại diện các quốc gia ở 5 châu lục, nhằm chứng tỏ tinh thần hội nhập và kế thừa truyền thống văn hóa ở vùng đất kinh kỳ xưa.