Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm đang không ngừng gia tăng

Đột quỵ não không ngừng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp người bệnh, môi trường và xã hội. Khoảng 1/3 bệnh nhân đột quỵ sống phụ thuộc hoặc phụ thuộc hoàn toàn.

Tôi được nghe thông tin số lượng người mắc đột quỵ não đang không ngừng gia tăng và là nguyên nhân gây tử vong cao. Thông tin này có chính xác? Dấu hiệu nào để nhận biết nguy cơ đột quỵ não?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108

Đột quỵ não không ngừng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp người bệnh, môi trường và xã hội, xấp xỉ 1/3 bệnh nhân đột quỵ sống phụ thuộc hoặc phụ thuộc hoàn toàn.

Đột quỵ gồm hai loại là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ chảy máu não. Trong đó, đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80-85%, có thể kể đến một số dạng như tắc mạch, xuất hiện cục huyết khối tại chỗ do vữa xơ động mạch, mảng bám… Đột quỵ chảy máu não chiếm 15-20% với một số dạng như do tăng huyết áp, chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch, chảy máu do huyết khối tĩnh mạch não.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó bao gồm một số yếu tố cố định và ảnh hưởng của các bệnh lý.

Yếu tố cố định: Độ tuổi (người già có nguy cơ cao hơn người trẻ), tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ.

Yếu tố bệnh lý: Một số căn bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp mỡ máu, thừa cân béo phì…

Dot quy nao anh 1

GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108, đánh giá tỷ lệ người mắc đột quỵ não đang không ngừng gia tăng. Ảnh: Thạch Thảo.

Một số dấu hiệu báo động đột quỵ não:

- Đột ngột tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể

- Nói hoặc tiếp nhận, xử lý thông tin khó khăn

- Đột nhiên mờ, giảm hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt

- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác

- Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.

Đột quỵ não rất nguy hiểm, nên xử trí vào thời điểm nào để hạn chế được tối đa biến chứng sau đột quỵ?

Đối với cơn đột quỵ cấp tính do thiếu máu não, thời điểm vàng để cấp cứu là 3-6 giờ đầu tính từ khi khởi phát. Nếu bỏ qua thời gian vàng đột quỵ, người bệnh không được tái thông các mạch máu có nguy cơ tử vong hoặc gặp biến chứng nặng nề.

Khi có dấu hiệu đột quỵ, việc người thân cần làm khi chờ xe cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân:

* Nếu người bệnh tỉnh

- Đặt người bệnh nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ

- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống

- Lấy bỏ các vật, lau đờm rãi trong miệng bệnh nhân (nếu có)

* Người bệnh lơ mơ

- Kiểm tra mạch, nhịp thở của người bị đột quỵ ở tư thế nằm nghiêng bên không liệt, đầu nâng nhẹ

- Gọi cho cơ sở y tế gần nhất hỗ trợ (hoặc trung tâm cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân)

* Người bệnh hôn mê

- Tiến hành theo các bước trên tương tự trường hợp người bệnh lơ mơ

- Nếu không thấy mạch của người bệnh đập hoặc ngừng thở, người sơ cứu cần hô hấp nhân tạo, ép tim tỷ lệ 100-110 l/phút.

Đặc biệt, liên hệ cơ sở y tế gần nhất hoặc đơn vị vận chuyển bệnh nhân nhanh nhất, đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu trong vòng 60 phút kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Cách chăm sóc người bệnh đột quỵ để cải thiện sức khỏe:

- Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh nên ngừng hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

- Vận động: Người bệnh sau khi phục hồi cần tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Lưu ý, người bệnh cần bắt đầu tập luyện ở cường độ thấp và tăng dần mức độ, không nên tập luyện quá sức, tránh nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

- Dinh dưỡng: Bệnh nhân sau khi điều trị đột quỵ cần lưu ý kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể, vòng eo bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, những người bị tăng huyết áp cần giảm tối đa lượng muối trong khẩu phần ăn, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Điều trị dự phòng tái phát

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe, tim và mạch máu có thể giúp ngăn chặn đột qụy

- Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi có tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.

- Bắt đầu và tiếp tục tập luyện thường xuyên.

- Không hút thuốc, hạn chế uống rượu.

- Giữ trọng lượng cơ thể không béo mập, ăn thức ăn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp.

- Tránh căng thẳng hoặc kích thích quá mức.

- Khám định kỳ, dùng thuốc điều trị dự phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ sinh hoạt, có chế độ ăn hợp lý.

Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo một số thảo dược có tác dụng hoạt huyết thông mạch như bạch quả, hồng hoa, đinh lăng, đương quy,… Đây là các thảo dược an toàn, hỗ trợ lưu thông máu lên não tốt hơn, cải thiện tình trạng thiếu máu não – nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Dot quy nao anh 2

Hoạt huyết thông mạch TW3 với thành phần chiết xuất từ các thảo dược có tác dụng hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

https://app.event.zalo.me/lead/v4/?s_id=5626971b7e8e3418c4b3758a3c82d3b6f55a41f24ae30bfdd5d941b930c698a0

Zing kết hợp Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 trong tuyến nội dung “Để não bộ luôn khoẻ mạnh” nhằm cung cấp cho độc giả các nội dung chăm sóc sức khoẻ nói chung và sức khoẻ não bộ nói riêng một cách khoa học.

Hoạt huyết thông mạch TW3 với thành phần chiết xuất từ các thảo dược giúp hỗ trợ: hoạt huyết, thông mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não; giúp giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, nhức mỏi tay chân do thông máu kém; và hỗ trợ giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Để tham khảo thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập tại đây.

Người đầu tiên được tiêm thử virus diệt ung thư

Loại virus này đã được chứng minh có hiệu quả trong tiêu diệt tế bào ung thư ruột, phổi, vú, buồng trứng, tuyến tụy trên động vật.

Nguyên nhân khiến 1,2 triệu người ở châu Âu tử vong mỗi năm

Nghiên cứu mới từ WHO cho thấy làn sóng bệnh béo phì đang tăng nhanh ở khu vực châu Âu và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Minh Lan

Phan Châu Giang

Bạn có thể quan tâm