Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua các fanpage giả mạo có tích xanh trên mạng xã hội ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng các trang fanpage giả mạo để chiếm đoạt tiền và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Họ thường xuyên thay đổi tên trang, sử dụng giao diện giống hệt các tài khoản thật và thực hiện các giao dịch không minh bạch, gây hoang mang cho người sử dụng.
Thấy "tích xanh" là tin
Những thủ đoạn phổ biến hiện nay là mua bán và cho thuê fanpage tích xanh. Những kẻ lừa đảo dễ dàng thu mua các fanpage có lượng người dùng thật, sau đó thay đổi tên và mua dịch vụ tích xanh để tạo lòng tin.
![]() |
Trang Facebook có "tích xanh". |
Từng bị lừa bởi một Facebook bán mỹ phẩm có "tích xanh" giả, chị N.P.N (ở quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết mới đây chị đã bị lừa 50 triệu đồng sau khi đặt cọc "tour" du lịch nước ngoài qua một trang fanpage có gắn tích xanh trên mạng xã hội Facebook.
Chị N kể lại: "Gia đình tôi muốn đi du lịch xuyên Tết Nguyên đán, nên đã đặt vé một tour du lịch nước ngoài trên mạng. Tôi thấy trang đó có gắn tích xanh nên tin tưởng. Sau khi được tư vấn các gói, tôi chuyển khoản cọc 50 triệu đồng. Đến ngày đi thì không thấy chủ trang này gửi vé và thông tin hành trình, lúc đó tôi mới biết mình bị lừa, và trang đó là giả mạo".
"Hãy chậm lại"
Thực tế, chỉ cần gõ cụm từ "mua bán tích xanh trên Facebook" là hàng loạt cách hướng dẫn hay dịch vụ "tích xanh" sẽ nổi lên. Các đối tượng thường lợi dụng trang fanpage giả mạo để thay đổi tên trang, sử dụng giao diện giống hệt các tài khoản có thật, sau đó thực hiện giao dịch không minh bạch, gây hoang mang cho người sử dụng.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, nếu thấy những trang Facebook cung cấp thông tin về Việt Nam, nhưng lại có danh sách quản trị viên nước ngoài thì gần như chắc chắn là lừa đảo. Người dùng cần kiểm tra kỹ lượt tương tác trên trang Facebook đó.
Trang giả mạo thường có lượt tương tác bài viết rất ít hoặc cao bất thường. Trên những trang này, tương tác với bài viết chủ yếu là các tài khoản giả mạo, mới được tạo lập hoặc gần như không hoạt động. Nguyên tắc để tránh rủi ro khi giao dịch trực tuyến là phải xem xét kỹ lưỡng, chậm rãi. Người dùng cần dành thời gian kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch, đặc biệt là khi cảm thấy giao dịch không đáng tin cậy.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh nguyên tắc vàng để tránh rủi ro khi giao dịch trực tuyến là "hãy chậm lại". Người dân cần dành thời gian kiểm tra và suy xét kỹ trước khi thực hiện các giao dịch, đặc biệt là khi cảm thấy giao dịch không đáng tin cậy.
Sách về Pháp luật
Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.