Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh phục công an bày bán ở các nước: Chính quyền mất kiểm soát

“Cứ công khai bán, yên tâm mua đi. Không lo chính quyền kiểm tra đâu”, một chủ cửa hàng bán cảnh phục ở Philippines trấn an khách hàng.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, tình trạng mua bán quân tư trang ngành công an, quân đội ở nhiều nước trên thế giới cũng diễn ra tràn lan, tinh vi. Trên các trang mua bán trực tuyến, nhiều quần áo, ví da, móc khoá của công an... được rao bán rộng rãi, công khai.

Mua bán, đấu giá cảnh phục tràn lan 

Năm 2009, một sĩ quan cảnh sát ở bang Queensland, Australia, bị điều tra vì cáo buộc bán các phụ kiện cảnh sát như cấp hiệu, quân hàm, mũ và còng tay trên trang mua bán trực tuyến eBay. Danh tính của người này không được tiết lộ. Nhà chức trách cũng khẳng định eBay thường xuyên bị cảnh sát "sờ gáy" khi bán những mặt hàng vi phạm pháp luật.

Sunday Mail cũng phát hiện một trang web thậm chí bán phù hiệu cảnh sát bang Queensland với giá 7,5 USD.

Mua trang phuc cong an anh 1

Tại Philippines, nhà chức trách thừa nhận không kiểm soát được việc mua bán tư trang, quần áo cảnh sát. Ảnh: CNN.

 

Tháng 12/2009, cảnh sát Australia bắt giữ 3 tên tội phạm mặc quân phục giả danh cảnh sát chặn xe tống tiền trên đường cao tốc. Lý giải về nguồn gốc của những bộ quần áo ngành này, ông Cameron Pope, Cảnh sát trưởng bang Queensland, cho rằng kẻ xấu thường lợi dụng sơ hở, đột nhập trộm chúng ngay tại nhà riêng của các sĩ quan.

Phát ngôn viên cảnh sát bang Queensland nhấn mạnh việc sở hữu đồng phục công an, quân đội không phải là hành vi phạm tội, song người dân phải đưa ra được lý do hợp pháp, chính đáng. Theo chính sách của Sở cảnh sát Queensland, các sĩ quan bắt buộc tiêu huỷ đồng phục, nếu không sử dụng, tránh trường hợp để chúng rơi vào tay tội phạm.

Tháng 5/2012, một trợ lý thanh tra cảnh sát ở tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, công khai rao bán cảnh phục trên trang đấu giá trực tuyến. Nguồn tin giấu tên đã thông báo tới cảnh sát về vụ việc, một cuộc điều tra lập tức được tiến hành. Theo nhà chức trách, viên cảnh sát này đã gỡ bỏ bài chào bán trước khi tìm ra người thắng cuộc.

'Không lo chính quyền kiểm tra đâu'

Gần đây, dư luận Malaysia cũng bức xúc khi việc mua bán quân tư trang quân đội cũng dễ dàng như mua rau bán cá ngoài chợ. Một số cửa hàng ở Kuala Lumpur tiết lộ rằng khách hàng không phải xuất trình bất kỳ giấy tờ tuỳ thân khi hỏi mua phục trang và phụ kiện của cảnh sát.

"Đó không phải là các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, việc bán và mua phải nằm trong tầm kiểm soát của pháp luật. Làm sao người dân có thể phân biệt được cảnh sát thật và giả mạo”, N.V.Subbarao, chuyên gia nghiên cứu Hiệp hội Tiêu dùng Malaysia bức xúc.

Cuộc điều tra của CNN vào năm 2015 cho thấy nhiều cửa hàng ở Philippines không ngần ngại chào bán phục trang cảnh sát, quân đội công khai. Điều bất ngờ là những cửa hàng này thậm chí nằm đối diện trụ sở Cơ quan cảnh sát quốc gia Philippines (PNP).

Mua trang phuc cong an anh 2

Quần áo cảnh sát được bán công khai tại Ấn Độ. Ảnh: HT Photo.

 

Một nữ nhân viên bán hàng tiết lộ huy hiệu cảnh sát được bán phổ biến, đủ các cấp bậc giá dao động 5-9 USD. Họ quảng cáo rằng chúng có chất lượng “tốt như hàng thật”. “Cứ công khai bán, yên tâm mua đi. Không lo chính quyền kiểm tra đâu”, một chủ cửa hàng trấn an khách hàng.

Hơn nữa, các cửa hàng này cung cấp tất cả các loại vũ khí như dao, chích điện, gậy, ủng, mũ bảo hiểm cùng nhiều thiết bị quân sự khác.

"Đó không phải là đồng phục thông thường. Đây là trang phục của những người thực thi pháp luật và trật tự. Nếu ai cũng có thể dễ dàng giả danh công an quân đội thì có phải là mối đe doạ với an ninh quốc gia hay sao", Subbarao băn khoăn.

Chính quyền bó tay

Trước đây, Cơ quan cảnh sát quốc gia Philippines đã triệt phá một số vụ giả mạo cảnh sát để giết người, cướp của. Tháng 4/2014, cảnh sát thành phố Quezon bắt giữ hai người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát để cướp một chiếc xe tải ở đại lộ Araneta.

Tháng 12/2013, thị trưởng thành phố Zamboanga del Sur (thuộc đảo Mindanao) và 3 người khác đã bị bắn chết bởi những tay súng mặc đồng phục cảnh sát tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino.

Vào năm 2009, Cục Điều tra Quốc gia Philippines đã đột kích một nơi ẩn náu đáng ngờ của băng cướp ở Bulacan. Tại đây, nhóm điều tra thu giữ được nhiều cảnh phục, vũ khí công suất cao, áo khoác chống đạn và mũ bảo hiểm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Cảnh sát trưởng Reuben Sindac thừa nhận rằng PNP không thể kiểm soát được việc bán đồng phục tràn lan.

"Chúng ta nên ủy quyền, siết chặt quản lý cho các nhà cung cấp. Thật đáng buồn là luật pháp còn nhiều lỗ hổng”, ông nói.

Mua trang phuc cong an anh 3

Luật pháp các nước đều cấm người dân mua bán phục trang quân đội, cảnh sát. Ảnh: The Yeshiva World.

 

Theo luật pháp nước này, nghiêm cấm mặc, sử dụng, sản xuất và bán đồng phục quân đội, phù hiệu, huy chương của binh lính và cảnh sát.

Trong khi đó, luật bang New York (Mỹ) nêu rõ một người bị coi là phạm tội nếu có hành vi mua bán đồng phục cảnh sát, trừ khi xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh người mua là thành viên của sở cảnh sát hoặc được cảnh sát trưởng ủy quyền mua đồng phục. 

Trang phục giống công an, bộ đội bày bán tràn lan trên phố Quân tư trang giống của công an, bộ đội được bày bán tràn lan trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Hoạt động mua bán cũng sôi động ở các trang Facebook cá nhân dù đây là mặt hàng cấm.

Nhìn lại chuẩn mực tác nghiệp sau vụ CSGT 'tung chân'

Người điều khiển phương tiện phạm lỗi, nhưng đó là một lỗi hành chính, chưa đủ để đối diện với một sự trừng phạt của luật pháp ở mức độ nguy hiểm tới tính mạng.

Chi Lê

Bạn có thể quan tâm