Takayoshi Tsuda, cảnh sát trưởng tỉnh Shizuoka, xin lỗi ông Iwao Hakamata (giữa) sau khi ông được tuyên trắng án. |
"Tôi rất xin lỗi vì gánh nặng và rắc rối không thể diễn tả được mà chúng tôi đã gây ra cho ông trong suốt 58 năm qua, kể từ khi ông bị bắt cho đến khi được tuyên trắng án", Takayoshi Tsuda, cảnh sát trưởng tỉnh Shizuoka, nói trong chuyến thăm nhà ông Iwao Hakamata ở thành phố Hamamatsu.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cảnh sát hoặc công tố viên trực tiếp xin lỗi ông Hakamata - người bị bắt giữ vào năm 1966 song được thả vào năm 2014 sau khi có bằng chứng mới làm dấy lên nghi ngờ về bản án của ông, theo Kyodo News.
Bà Hideko (91 tuổi), chị gái ông Hakamata, cũng có mặt tại cuộc gặp. Bà nói với ông Tsuda: "Bây giờ tôi nghĩ đó là số phận. Lúc này, tôi không có ý định khiếu nại với cảnh sát. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã đến tận đây hôm nay".
Sau nhiều thập kỷ bị giam cầm, chủ yếu trong phòng biệt giam, sức khỏe tâm thần của ông Hakamata đã suy giảm, khiến ông gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp, ông Tsuda một lần nữa xin lỗi, nói rằng "cuộc thẩm vấn cưỡng ép và đe dọa" đã được áp dụng lên ông Hakamata.
"Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc điều tra kỹ lưỡng và phù hợp hơn trong tương lai", cảnh sát trưởng nói.
Ông Hakamata phải ngồi tù 48 năm. |
Chuyến thăm của ông Tsuda diễn ra sau khi ông nói với các phóng viên rằng ông có ý định trực tiếp xin lỗi ông Hakamata và rằng cảnh sát tỉnh "rất tiếc vì ông Hakamata phải chịu tình trạng pháp lý không ổn định trong một thời gian dài".
Từng là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp, ông Hakamata giải nghệ vào năm 1961 và làm việc tại nhà máy chế biến đậu nành ở Shizuoka, miền Trung Nhật Bản. Khi gia đình ông chủ - bao gồm cặp vợ chồng và hai con nhỏ - được phát hiện bị đâm chết tại nhà riêng vào tháng 6/1966, ông Hakamata đã trở thành nghi phạm chính của cảnh sát.
Sau nhiều ngày bị thẩm vấn liên tục, ban đầu ông Hakamata thừa nhận những cáo buộc chống lại mình, nhưng sau đó đã thay đổi lời khai, với lý do bị cảnh sát đánh đập và đe dọa. Cựu võ sĩ bị kết án tử hình vào năm 1968 nhưng không bị xử tử, do quá trình kháng cáo và xét xử lại kéo dài trong hệ thống tư pháp hình sự nổi tiếng chậm chạp của Nhật Bản.
Trong phán quyết ngày 26/9 tuyên trắng án cho ông Hakamata, Tòa án tỉnh Shizuoka cho biết các điều tra viên đã ngụy tạo bằng chứng, bao gồm 5 chiếc quần áo mà ông Hakamata bị cáo buộc đã mặc trong vụ việc. Những món đồ này đóng vai trò quan trọng trong bản án của ông.
Tòa án cũng cho biết lời thú tội của ông trong quá trình thẩm vấn là "bị ép buộc bằng cách gây ra đau đớn về thể xác và tinh thần", gọi cuộc thẩm vấn của ông là "vô nhân đạo".
Phán quyết của tòa án đánh dấu sự kết thúc cho cuộc đấu tranh đòi công lý kéo dài hàng thập kỷ của gia đình ông Hakamata.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.