Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cảnh tượng gây sửng sốt ở California nhìn từ vũ trụ

Màu xanh lục nổi bật bất thường của Clear Lake, lưu vực nước ngọt lớn nhất bang California, có thể là do vi khuẩn lam và thực vật phù du khác gây ra.

Sự phát triển bùng nổ của tảo đã khiến Clear Lake ở miền Bắc California phủ một màu xanh lục bất thường. Ảnh: Nasa.

Hồ nước ngọt lớn nhất California đã chuyển sang màu xanh lục do tảo nở hoa, nổi bật đến mức có thể nhìn thấy từ không gian, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết trong đăng tải chia sẻ hình ảnh vệ tinh từ giữa tháng 5.

NASA cho hay các bức ảnh cho thấy “những vòng xoáy màu xanh lục rõ rệt có thể nhìn thấy trên hầu hết khu vực hồ”. Về nguyên nhân, NASA nhận định có thể do vi khuẩn lam, thường được gọi là tảo xanh lục, cũng như các loại thực vật phù du khác gây ra.

Clear Lake, trải dài trên 176 km2 ở phía bắc California, là điểm hẹn cho các hoạt động câu cá, thể thao dưới nước và các hoạt động giải trí khác, đồng thời được mệnh danh là “thủ phủ bass của miền Tây”. Hồ cách San Francisco khoảng 160 km về phía bắc.

Các quan chức y tế công cộng trong khu vực đã cảnh báo du khách cần lưu ý đến tình trạng tảo nở hoa, bao gồm cả việc giữ an toàn cho vật nuôi và tránh xa những vùng nước “có vẻ bị đổi màu, có lớp váng hoặc phát ra mùi hôi”, tờ báo địa phương Press Democrat, đưa tin.

Sự xuất hiện của vi khuẩn lam ở Clear Lake không phải hiện tượng bất thường, nhưng “đang xảy ra sớm hơn và với số lượng nhiều hơn so với những năm thông thường”, tờ báo cho biết.

Giới chức trách đang thực hiện xét nghiệm để theo dõi mức độ độc tố hiện tại trong nước. Bộ lạc Big Valley của Bộ tộc Pomo Indians đã theo dõi chất lượng nước tại hồ trong suốt thập kỷ qua. Trang Facebook về chất lượng nước của Clear Lake lưu ý: “Năm nay có đợt nở hoa sớm nhất kể từ khi chương trình lấy mẫu vi khuẩn lam và độc tố cyanotoxin ở bờ hồ bắt đầu vào năm 2014”.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã sống quanh hồ Clear Lake ít nhất 12.000 năm và các mẫu trầm tích cho thấy quần thể tảo lớn đã hiện diện trong hồ trong khoảng thời gian tương tự.

Nhưng hoạt động gần đây của con người đã làm tăng số lượng “tảo nở hoa có hại”, có thể gây độc cho con người và vật nuôi, cũng như cho cá, chim và các sinh vật khác.

Theo NASA, tại Clear Lake, “dòng chảy từ các trang trại, vườn nho gần đó, hệ thống tự hoại bị lỗi, mỏ sỏi và mỏ thủy ngân lộ thiên bị bỏ hoang góp phần gây ra các vấn đề về chất lượng nước trong hồ”.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng tảo nở hoa đang trở nên thường xuyên hơn và độc hại hơn, đồng thời có mối liên hệ giữa xu hướng này với sự nóng lên toàn cầu và nền nông nghiệp công nghiệp hóa.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hạnh Di

Bạn có thể quan tâm