Sau hai năm hạn chế vì đại dịch, nhu cầu đi lại đã tăng trở lại. Không chỉ Việt Nam, nhiều sân bay trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, cũng đối mặt tình trạng quá tải. Ảnh: Scott Brownlee. |
Việc các hãng hàng không và sân bay cắt giảm nhân sự trong thời gian xảy ra khủng hoảng Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải. Ảnh: News Hub. |
Không thể đáp ứng đủ nhân sự, cảnh tượng du khách xếp hàng dài, chật kín trở nên quá quen thuộc ở nhiều sân bay tại châu Âu những ngày gần đây. Lượng hành khách tới Schiphol, sân bay tấp nập nhất của Hà Lan, vượt quá khả năng xử lý của nhân viên an ninh. Ảnh: Peter Dejong. |
Hành khách tranh thủ đến sớm nhiều giờ đồng hồ vẫn phải tốn nhiều thời gian cho việc chờ đợi, xếp hàng. Chuyên gia giải quyết các vấn đề ở sân bay của hãng lữ hành TUI, Rex Nikkels, cho biết việc khách đi máy bay đến quá sớm vẫn xảy ra các vấn đề tương tự đến quá muộn. Ảnh: Phil Nijhuis. |
Không thể đáp ứng, hàng loạt chuyến bị hủy mỗi ngày. Theo dữ liệu từ công ty cố vấn hàng không Cirium, trong một tuần tháng 6, gần 2.000 chuyến bay thuộc các hãng hàng không lớn của châu Âu đã bị hủy. Điều này vô tình biến châu lục này trở thành điểm đến tệ nhất cho chuyến du lịch hè. Ảnh: A.P. |
Nếu may mắn chuyến bay không bị hủy thì vấn đề tiếp theo mà nhiều du khách gặp phải là trễ chuyến. Không chỉ nhân viên mặt đất, nhiều phi hành đoàn của các hãng hàng không cũng đang chuẩn bị cho các cuộc đình công. Tình trạng này kéo dài sẽ rất khó đảm bảo được chuyến bay của hành khách sẽ diễn ra suôn sẻ. Ảnh: Lonely Planet. |
Một vấn đề khác thường xảy ra trong thời gian này là tình trạng thất lạc hành lý. Nhiều hành khách đã phải lên chuyến bay với "bàn tay trắng" hoặc chờ đợi nhiều ngày liền mà vẫn chưa nhận được thông tin về hành lý thất lạc của mình. Ảnh: Travel Off Path. |
Hiện giới chức sân bay châu Âu vẫn chưa có giải pháp cụ thể để xử lý tình trạng quá tải này. Điều duy nhất mà hành khách có thể làm là tiếp tục chờ đợi. Ảnh: Financial Times. |