Câu 1: Cao Bá Quát sửa 24 bài thi của thí sinh bằng cách nào?
Theo "Đại Nam thực lục", tháng 8/1841, Cao Bá Quát được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy son và muội đèn làm mực chữa 24 bài. Vụ án này khiến Cao Bá Quát và những người bạn trường thi của ông bị xử tử, phạt tù, cách chức. |
Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát tự ý chỉnh sửa bài thi của thí sinh?
Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy (phạm húy), Cao Bá Quát đã bàn với Phan Thời Nhạ sửa bài giúp thí sinh, từ trượt thành đỗ. Vụ việc bị phát hiện, Cao Bá Quát nhận tất cả: “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”. |
Câu 3: Vua nào tha tội chết cho cao Bá Quát?
Án được dâng lên vua, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị tử hình. Nguyễn Văn Siêu bị tội phạt trượng và tội đồ (đi đày). Sau này, vua Thiệu Trị ra lệnh tha tội chết Cao Bá Quát. Ông được giảm án từ “trảm quyết” - chém chết ngay - thành “giảo giam hậu” - giam lại, xử chết sau. Cuối cùng, ông bị tống ngục, cho lập công chuộc tội. |
Câu 4: Cao Bá Quát là danh nhân nổi tiếng với giai thoại?
Cao Bá Quát nổi tiếng về viết chữ đẹp, tính tình ngay thẳng và giỏi văn thơ. Vua Tự Đức từng có câu: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán”, ca ngợi tài văn thơ của ông và người bạn Nguyễn Văn Siêu. |
Câu 5: Cao Bá Quát từng thi đỗ?
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", Cao Bá Quát nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Tuy nhiên, ông có tật cố hữu là bướng bỉnh và viết chữ xấu. Sau này, ông ngày đêm luyện viết chữ đẹp, từng thi đỗ cử nhân ở trường thi Hà Nội năm 1831. |
Câu 6: Cao Bá Quát quê ở đâu?
Cao Bá Quát (?- 1855), tự là Chu Thần, hiệu Mẫn Hiên, sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sau khi thi Hương đỗ Á nguyên tại trường thi Hà Nội, đời vua Thiệu Trị, khi có quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế làm Hành tẩu ở bộ Lễ. |
Câu 7: Để luyện viết chữ đẹp, Cao Bá Quát đã làm gì?
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", quá xấu hổ vì chữ viết "như gà bới", Cao Bá Quát tự buộc tóc lên trần nhà, cùm chân vào bàn để luyện chữ. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, Cao Bá Quát nổi tiếng khắp vùng về tài viết chữ đẹp. Ông là nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. |
Câu 8: Sau khi từ quan, Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân nào?
Sau khi từ quan về quê ở ẩn, tận mắt chứng kiến sự thối nát của xã hội đương thời, đời sống nhân dân thống khổ, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình ở Mỹ Lương, Sơn Tây (Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông chết trên chiến trận, gia đình bị nhà Nguyễn tru di tam tộc. |