Từ quốc lộ 1A rẽ phải vào ngã 3 Lương Sơn, du khách sẽ đi vào miền cao nguyên Hòa Thắng. |
Con đường băng qua vùng đất bao la, như một tiểu hoang mạc, khô cằn mà đầy quyến rũ. |
Thỉnh thoảng, có những mảng xanh hiếm hoi hiện lên trền nền đất đỏ, giống như ốc đảo giữa sa mạc. |
Giữa cảnh khô cằn đó, Bàu Trắng hiện ra như một biểu tượng của sự sống, mang lại nguồn nước ngọt dồi dào cho con người và mùa màng. |
Không những thế, bàu còn mang lại nguồn thủy sản dồi dào. |
Những khu vườn xanh tươi xung quanh bàu. |
Thanh long, xoài và đậu phộng (lạc) là những loại cây được trồng nhiều ở vùng đất này. Theo truyền thuyết, Bàu Trắng vốn là hồ nước ngọt duy nhất của Hòa Thắng, sau người dân đắp cát băng ngang hồ làm đường đi, chia thành hai hồ nhỏ, gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. |
Bàu Ông có diện tích nhỏ hơn và cũng cạn hơn Bàu Bà, xung quanh là những hàng dương (phi lao) xanh mát. |
Bàu Bà có diện tích lớn, sâu 19 m vào mùa mưa, là nơi được tập trung khai thác du lịch, trong đó đặc biệt nhất là hình thức tham quan du lịch bằng thủy phi cơ. |
Du khách còn có thể nghỉ ngơi, câu cá giải trí trong những ngôi nhà gỗ nhiều màu sắc. |
Ngay bên cạnh Bàu Bà là đồi cát Trinh Nữ, nổi tiếng với những dải cát mịn, cát trắng, uốn cong như những đường nét mềm mại của người thiếu nữ. |
Xe vượt địa hình ở đồi cát trinh Nữ. |
Nếu muốn thử thách sự dẻo dai của bản thân, du khách có thể tự leo bộ qua những ụ cát cao. Cát lún dưới chân và ánh nắng gay gắt trên đầu sẽ là những chướng ngại không dễ vượt qua. |
Một điều thú vị nữa, ngoài cái tên Bàu Trắng, nơi đây còn được biết đến với tên gọi Bàu Sen, vì hàng nghìn bông sen thơm ngát tỏa hương vào những tháng mưa về. |
Tuy nhiên, dường như Hòa Thắng chỉ thực sự cuốn hút vào mùa khô, khi vẻ hoang dã và cô đơn phủ khắp cao nguyên hoang vắng. |