Câu 1: Cá sủ vàng còn có tên gọi khác là gì?
Cá sủ vàng hay còn được gọi là cá sủ kép vây vàng, cá đường, cá thủ vây vàng, cá sủ giấy. Theo Viện Giáo dục Thủy sản Đại học Deemed, Ấn Độ, đây là loài cá thuộc họ Sciaenidae. |
Câu 2: Loài cá này phân bố ở quốc gia nào?
Theo Viện Giáo dục Thủy sản Đại học Deemed, Ấn Độ, loài cá này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc. Theo các chuyên gia, cặp cá 70 kg (1 con 38 kg, 1 con 32 kg) mà ngư dân đánh bắt được ở Cà Mau rất hiếm gặp. |
Câu 3: Bộ phận nào của cá sủ vàng có tác dụng trong y tế?
Theo Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, cá sủ vàng là loài đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao. Loài sủ vàng sống ở biển nhưng thường vào các cửa sông để sinh sản. Thịt cá thơm ngon, bong bóng được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong y khoa. |
Câu 4: Cặp cá sủ vàng 70 kg ngư dân Cà Mau vừa bắt được trên địa bàn huyện nào?
Cặp cá sủ vàng ngư dân Cà Mau bắt được tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. |
Câu 5: Xã nào ở Cà Mau là điểm cực Nam trên đất liền nước ta?
Theo "Sách giáo khoa Địa lý", xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là điểm cực Nam của nước ta. |
Câu 6. Địa danh Ngọc Hiển được đặt theo tên của…?
Theo Cổng thông tin điện tử huyện Ngọc Hiển, địa danh này được đặt theo tên của anh hùng Phan Ngọc Hiển (1910-1941). Ông quê ở Cần Thơ, là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước thời Pháp thuộc. Ông hy sinh sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Hòn Khoai, Cà Mau. |
Câu 7. Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta 3 mặt tiếp giáp…?
Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền, du khách có thể ngắm Mặt Trời lên từ mặt biển phía Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển phía Tây vào buổi chiều. |
Câu 8. Triều đại nào đã khai phá vùng đất Cà Mau ngày nay?
Theo sách "Gia Định Thành Thông Chí", vùng đất Cà Mau được người Việt khai phá thời chúa Nguyễn. Đến thời vua Gia Long, nhà Nguyễn thành lập các địa giới hành chính và cử quan lại cai quản ở đây. |