Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Ảnh: BVCC. |
Ngày 20/2, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM) cho biết gần đây đơn vị này tiếp nhận bệnh nhân T.S.L.S. (53 tuổi) nhập viện sau 4 giờ bị đau vùng thượng vị. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá.
Sau khi được thăm khám và hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới và ngay lập tức chuyển bệnh nhân lên phòng thông tim.
Tại đây, kết quả chụp mạch vành ghi nhận động mạch vành phải bị tắc do chứa nhiều huyết khối kèm xơ vữa nặng.
Để tái thông dòng chảy mạch vành và cứu trái tim bệnh nhân, bác sĩ phải tiến hành hút huyết khối trong lòng mạch vành bằng dụng cụ chuyên biệt. Tiếp theo, bệnh nhận được đặt stent (giá đỡ) để khôi phục lại mạch vành như ban đầu.
Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục và được đưa về khoa Nội tim mạch để tiếp tục theo dõi, điều trị các bệnh lý nền khác.
Thạc sỹ, bác sĩ Đào Quang Hoàng, Phó khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cho biết: "Nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh. Bệnh xảy ra do mảng xơ vữa không ổn định, kích hoạt hệ thống đông máu, từ đó gây ra cục máu đông và tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn lòng mạch vành".
Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Tuy nhiên, trường hợp bệnh lý nhồi máu cơ tim càng nhanh được tái thông mạch máu, cơ hội hồi phục và sống sót càng cao.
Bệnh này có các dấu hiệu dễ nhận biết như đau hay khó chịu vùng ngực trái nhưng cũng có trường hợp không thấy rõ triệu chứng.
Bạn có hiểu đúng về thảo dược
Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.