Theo thông tin từ Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM), bệnh nhân là bà cụ 72 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó thở, lơ mơ, SpO2 (nồng độ oxy trong máu) chỉ còn 50%, tổng trạng suy kiệt.
Khi nhập viện, người bệnh được đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, bù dịch ổn định huyết động.
Ảnh chụp bệnh nhân tỉnh táo, thở oxy mũi sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Ảnh: BVCC. |
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoàng Huy, khoa Hồi sức tích cực - chống độc, chia sẻ 3 tháng trước nhập viện, cụ bà đã điều trị tại một bệnh viện khác ở TP.HCM với bệnh bướu giáp đa nhân, rung nhĩ, tiểu đường type 2. Riêng khối bướu giáp đã tồn tại 30 năm.
Bệnh nhân được chụp X-quang ngực, bác sĩ ghi nhận có nhiễm trùng rải rác ở phổi. Bệnh nhân được cho thở máy xâm lấn, điều trị viêm phổi bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch, sức cơ có cải thiện.
Tuy nhiên, bệnh nhân sau đó xuất hiện lại triệu chứng khó thở, khạc đàm khó khăn, SpO2 tụt, tắc nghẽn đường thở.
Ngay lập tức, ê-kíp đặt lại nội khí quản. Kết quả chụp CT cổ và ngực cho thấy bướu giáp của bệnh nhân có kích thước lớn bằng quả chanh, dài gần 9 cm thòng xuống lồng ngực.
"Bệnh nhân được chỉ định xem xét cắt bướu giáp. Mặc dù cụ bà vẫn còn đang thở máy, bệnh lý nhược cơ và cường giáp đã được kiểm soát ổn định nên chúng tôi vẫn quyết định phẫu thuật", bác sĩ Huy nói.
Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá, được rút nội khí quản. Tình trạng hô hấp của người bệnh cũng cải thiện dần, hết khó thở, ăn uống tốt và có thể được xuất viện.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.