Tranh cãi về địa danh Hotel California
California là một trong những thành phố nổi tiếng nhất nhì của nước Mỹ. Nơi đây không những sản sinh cho làng nhạc thế giới những nghệ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm của nhiều ca khúc bất hủ. Trong đó, ca khúc Hotel California đã đi vào huyền thoại cùng tên tuổi của ban nhạc Eagles.
Kể từ khi ra đời (năm 1976 ) đến nay, địa danh Hotel California vẫn luôn là một bí ẩn mà người hâm mộ đi tìm kiếm. Xung quanh tựa đề của ca khúc này là nhiều câu chuyện kỳ lạ xen lẫn rùng rợn được thêu dệt từ trí tưởng tượng của những người hâm mộ.
Một số người vẫn cho rằng, ca khúc viết về một quán trọ có thật mang tên Hotel California. Tuy nhiên, dù có một Hotel California ở Todos Santos - thị trấn nhỏ nằm trên bán đảo Mexico’s Baija California, thế nhưng, mối quan hệ duy nhất giữa khách sạn California này và bài hát Hotel California của Eagles chỉ là cái tên. Chưa có thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn này và cũng không ai trong nhóm có ý tưởng về khách sạn ấy khi họ viết bài hát mà sau đó đã trở nên rất nổi tiếng kia.
Từ chối đỉnh cao
Theo những gì The Eagles từng chi sẻ, Hotel California chỉ đơn giản là một bài hát phản ánh về chủ nghĩa vật chất và sự dư thừa quá mức tại miền nam California trong những năm 60 của thế kỷ trước. Trong ca khúc này, The Eagles sử dụng rất nhiều hình ảnh liên quan tới tình dục và cuộc sống trụy lạc. Tuy nhiên, ca khúc này cũng tồn tại khá nhiều câu từ mang tính mâu thuẫn và khó hiểu như "They stab it with their steely knives but they just can't kill the beast" (Họ đâm nhau bằng những con dao thép, nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim). Điều này về sau cũng đã được lý giải là lối chơi chữ mà The Eagles dành cho Steely Dan khi cả 2 ban nhạc này từng cạnh tranh lẫn nhau và có cùng chung một người quản lý.
The Eagles
The Eagles phải thu tới 3 lần ca khúc Hotel California trước khi phiên bản hoàn chỉnh được ra đời với phần hòa âm phối khí tỉ mỉ và phức tạp. Chỉ 2 năm sau khi ra mắt, ca khúc đã nhanh chóng trở thành hít lớn trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, bài hát xuất sắc đem về cho The Eagles giải thưởng ghi âm của năm tại lễ trao giải Grammy lần thứ 20.
Tuy nhiên, ban nhạc lại từ chối giải thưởng này và vắng mặt tại lễ trao giải khiến rất nhiều người hâm mộ phải bất ngờ. Đây có lẽ cũng là một tiền lệ hiếm hoi trong làng âm nhạc thế giới bởi có rắt ít nghệ sĩ từ chối một giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy.
Quay trở lại với ca khúc Hotel California, phiên bản ra mắt năm 1976 có vẻ như vẫn chưa làm các thành viên của The Eagles hài lòng. Vì vậy, nhóm quyết định thực hiện lại bản live của ca khúc trong lần tái hợp năm 1994 (album Hell Freezes Over). Album này lại tiếp tục vươn lên vị trí no.1 ngay trong tuần đầu tiên ở US. Bảy thành viên cũ và mới của Eagles đã cùng trình diễn bản này năm 1998 khi họ được giới thiệu vào Rock And Roll Hall Of Fame.
Bìa của album là hình chụp khách sạn Beverly Hills Hotel, được biết đến với tên Pink Palace, nơi thường được các ngôi sao Holywood lui tới. Bức ảnh được chụp bởi hai nhiếp ảnh gia David Alexander và John Kosh. Họ đã túc trực ở đại lộ Sunset Boulevard, canh đúng thời điểm để lấy được cảnh khách sạn nhìn qua những hàng cây lúc hoàng hôn.
Những truyền thuyết ly kỳ
Mặc dù sau rất nhiều lần The Eagles trả lời phỏng vấn, ca khúc này chỉ mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nhưng trên Internet vẫn còn lan truyền rất nhiều câu truyện rùng rợn liên quan đến ca khúc này mà tiêu biểu là 3 giả thuyết dưới đây.Một số người khẳng định, bài hát này có liên quan đến bệnh viện Camarillo - một bệnh viện tâm thần của Nhà nước. Hotel California là biệt danh của bệnh viện này. Với những bệnh nhân của bệnh viện, lời của bài hát dường như phản ánh đúng những bế tắc tâm lý mà họ đã phải trải qua. Những hình ảnh trong bài hát được lý giải như là những ảo giác nối tiếp nhau giữa tỉnh và điên.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất liên quan đến bài hát này là lời đồn cho rằng, bài hát liên quan đến một quán trọ quỷ dữ, của những kẻ ăn thịt người. Lời bài hát giống như căn nguyên của nhiều học thuyết về quỷ Satan. Tuy nhiên lời đồn đại này có lẽ xuất phát từ bìa của album một tấm ảnh chụp cảnh hoàng hôn trên sân của một khách sạn có thiết kế kiểu một quán trọ Tây Ban Nha. Những người trên bức ảnh như vô thức với niềm hân hoan của những bóng quỷ quanh họ. Vẻ vô thức đã tạo cho người xem cảm giác những con người kia đang lang thang trong ngôi nhà của quỷ dữ.
Người ta đã đồn rằng, bài hát viết ra để tỏ lòng tôn kính với địa điểm Kinh của quỷ Satan (Satanic Bible) ra đời. Những kẻ thờ quỷ dữ đã mua một nhà thờ cũ và đổi tên thành Hotel California. Có lẽ đã có thành viên của The Eagles đã có liên hệ mật thiết với những kẻ này. Những lời đồn đại còn cho rằng, ảnh bìa của album có lẽ đã được chụp gần trụ sở chính của Nhà thờ Quỷ dữ (Church of Satan), nhà thờ này đã “đăng ký” ở California dưới cái tên Hotel California.
Một số lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California là một quán trọ, chủ nhân là những kẻ ăn thịt người. Quán trọ đón khách vào buổi tối và khách sẽ không bao giờ trở về: "You can check out any time you like, but you can never leave.” (Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn. Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây…).
Lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California nói về con đường dẫn đến nghiện ngập ma túy: "Warm smell of colitas rising through the air" (Mùi ấm nồng của colitas dâng đầy trong không khí), và từ “Hotel California” được xem như là một tên lóng của một loại cocaine.
Hotel California. |