![]() |
Dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý hầu như ai cũng từng mắc phải. |
Dị ứng thời tiết thực chất là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể chúng ta vào những thời gian chuyển mùa, do thay đổi nhiệt độ đột ngột nóng - lạnh hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết, vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Vì vậy, đông y không chữa được dị ứng thời tiết, nhưng có nhiều phương thuốc hỗ trợ tốt bệnh này.
Các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết
Để đối phó với tình trạng phản ứng thời tiết, người bệnh có thể tham khảo một cách phương pháp chữa trị như sau:
Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc kháng Histamine, Corticosteroid, thuốc chống viêm… để giảm viêm và ngứa, kiểm soát các triệu chứng cấp tính và mạn tính.
Sử dụng các loại thảo dược hoặc gia vị có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và thanh lọc cơ thể như gừng, trà xanh, nghệ… Có thể uống nước gừng, trà gừng hoặc trà xanh hàng ngày để giúp trị ho, hắt hơi và giảm mụn nhọt.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, trong đó bụi trong không khí như phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc… Có thể đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa các triệu chứng và không để bệnh nặng hơn nhờ một số phương pháp sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thường xuyên xem dự báo thời tiết để có thể chuẩn bị giúp cơ thể không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ra tình trạng dị ứng.
- Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng nặng hơn.
- Đối với những người bị viêm mũi cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa…
- Uống nước ép trái cây chứa vitamin C, uống nước thường xuyên để tăng khả năng miễn dịch.
- Nếu cách triệu chứng không thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp trên hoặc dị ứng thời tiết gây biến chứng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng thời tiết, chỉ là ở mức độ nặng hay nhẹ. Vậy nên mọi người cần trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh cũng như cách khắc phục khi bị dị ứng, để không dẫn đến những diễn biến nặng hơn.
Bệnh dị ứng thời tiết có chữa khỏi được không?
Khó có thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết, vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Nhưng chúng ta vẫn có những cách khắc phục để giảm thiểu tối đa các triệu chứng và không để cho bệnh nặng hơn.
Những chú ý quan trọng đối với bệnh dị ứng thời tiết
Những đối tượng dễ dị ứng thời tiết có thể kể đến như:
- Người có cơ địa dị ứng với thức ăn, phấn hoa, dị ứng thuốc…
- Người mắc bệnh hen phế quản.
- Trẻ em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn.
- Người bị viêm mũi dị ứng…
Để giảm các triệu chứng của dị ứng thời tiết hiệu quả cần lưu ý như sau:
Bổ sung vitamin C: Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây (súp lơ xanh, táo, cam, bưởi…) để hạn chế phản ứng miễn dịch gây dị ứng.
Sử dụng mật ong: Uống nước pha mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện sức đề kháng và giảm kích ứng da.
Tránh tiếp xúc: Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn, khói thuốc lá... để ngăn ngừa tình trạng dị ứng trầm trọng hơn.
Dinh dưỡng cân đối: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục để tăng sức đề kháng cơ thể.
Chế độ sống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên, đảm bảo giấc ngủ đủ và kiểm soát stress.
Tránh ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng và che kín cơ thể khi ra ngoài để ngăn ngừa kích ứng da.
Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, những loại thực phẩm gây kích thích, đồng thời hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa.
Nếu như thấy trên bề mặt da có hiện tượng bị mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh tình trạng tổn thương da trở nên nặng hơn. Trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng da.
Hạn chế những loại đồ ăn cay nóng, sử dụng đồ uống quá lạnh.
Tránh uống sữa, ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
Không nên ăn những loại thực phẩm dễ bị gây kích ứng như: Đậu phộng, hải sản và nhộng.
Chi phí khám chữa bệnh
Dị ứng thời tiết được chẩn đoán qua kiểm tra triệu chứng làm các xét nghiệm sau:
Test lẩy da (Prick test); Test áp trên da; Test kích thích; Xét nghiệm ELISA; Total IgE; Xét nghiệm Immunoblot EUROLINE… trong đó Test lẩy da thường được thực hiện để đánh giá phản ứng của cơ thể với các chất dị ứng phổ biến. Sau khi làm sạch ra và đánh dấu các vùng theo dõi trên da, bác sĩ sẽ nhỏ 1 giọt dị nguyên lên da. Để dị nguyên thấm, bác sĩ sẽ dùng 1 kim châm nhẹ vào bề mặt da và đợi các phản ứng dị ứng xảy ra (nếu có).
Xét nghiệm máu: Một số trường hợp cần xét nghiệm máu để đánh giá mức độ IgE, một loại kháng thể có thể tăng cao khi cơ thể tiếp xúc với dị ứng.
Vì vậy, chi phí khám, chữa dị ứng thời tiết tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể. Thông thường chi phí xét nghiệm 60 dị nguyên sẽ có giá dao động từ 500.000 - 2.000.000 đồng, tùy vào từng loại hình xét nghiệm, cơ sở thực hiện, thời gian xét nghiệm...; Chi phí xét nghiệm 36 dị nguyên có chi phí 1.200.000 đồng; Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên hô hấp có chi phí 400.000 đồng; Định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên hô hấp (Đối với 1 dị nguyên) có chi phí 600.000 đồng… các mức chi phí này cũng khác nhau ở cơ sở y tế công lập hoặc quốc tế.
Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.